Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Đề cương bài giảng môn Tư pháp quốc tế 2


Chương 1: QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
 Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Một trong những đặc điểm đặc trưng của quyền sở hữu trí tuệ là mang tính lãnh thổ. Quyền sở hữu trí tuệ phát sinh trên cơ sở pháp luật nước nào thì chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ nước đó. Trong lĩnh vực quyền tác giả, để quyền tác giả phát sinh trên cơ sở pháp luật nước này được bảo hộ ở nước khác, các nước phải ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về quyền tác giả hoặc cung nhau chấp nhận bảo hộ quyền tác giả theo nguyên tắc có đi có lại. Tuy nhiên, pháp luật quốc gia nơi quyền tác giả được bảo hộ sẽ điều chỉnh các nội dung của quyền tác giả như loại hình tác phẩm được bảo hộ, thời hạn bảo hộ, các quyền nhân than và quyền tài sản của tác giả, các chủ sở hữu tác phẩm và các nội dung khác của quyền tác giả. Không một quốc gia nào có thể thong qua pháp luật nước mình áp đặt việc bảo hộ quyền tác giả ở một quốc gia khác. Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, phần lớn các quyền sở hữu công nghiệp chỉ phát sinh khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ va văn bằng này chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ của quốc gia đã cấp văn bằng đó. Đối với các đối tượng này, để đạt được sự bảo hộ tại nước ngoài, chủ sở hữu công nghiệp phải nộp đơn đăng ký bảo hộ tại nước ngoài và chỉ được bảo hộ khi văn bằng được cấp. Còn đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ mà quyền sở hữu công nghiệp đối với chúng phát sinh một cách tự động thì chúng cũng chỉ được bảo hộ khi đáp ứng yêu cầu cụ thể của pháp luật quốc gia nơi các đối tượng này muốn đạt được sự bảo hộ.
 Xuất phát từ tính lãnh thổ của quyền sở hữu trí tuệ nên không có xung đột pháp luật trong lĩnh vực này. Chính vì vậy khi nghiên cứu về quyền sở hữu trí tuệ, tư pháp quốc tế không nghiên cứu việc lựa chọn pháp luật nước này hay nước khác dưới góc độ xung đột pháp luật mà chỉ nghiên cứu việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài. Việc nghiên cứu được tiến hành chủ yếu thông qua nghiên cứu các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ.
Hiện nay các quôc gia đã ký kết được rất nhiều các điều ước quốc tế đa phương trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
2. Các điều ước quốc tế
2.1.1 Công ước Berne 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật
      Công ước Berne 1886 là điều ước quốc tế đa phương đầu tiên và là điều ước quốc tế quan trọng nhất về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học - nghệ thuật. Mục đích của Công ước là nhằm bảo hộ một cách có hiệu quả và thống nhất trên phạm vi quốc tế quyền của các tác giả. Thời kỳ đầu, công ước berne được xây dựng và phát triển theo sự đòi hỏi và trên cơ sở tiêu chuẩn của các nước Châu Âu. Từ khi được ký kết đến nay, Công ước Berne đã được sưả đổi, bổ xung vào các năm 1896 (Pari), 1908(Berlin), 1914 (Berne), 1928 (Rôma), 1948 (Brussels) 1967 (Stockhom) và Công ước được sửa đổi lần sau cùng vào năm 1971 tại Paris. Những phụ lục của công ước Berne có nhiều điều khoản ưu đãi đặc biệt dành cho các nước đang phát triển, trong đó có việc dịch thuật và tái bản cá tác phẩm của nước ngoài. Hiện nay có 163 nước thành viên, Việt Nam là thành viên chính thức của công ước từ ngày 26/10/2004.
Với 38 điều và bản phụ lục, nội dung của Công ước điều chỉnh rất nhiều khía cạnh của việc bảo hộ quyền tác giả mà ở đây chỉ tập trung phân tích một số vấn đề cơ bản.
Thứ nhất, tác phẩm được bảo hộ theo công ước bao gồm tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật dù được thể hiện theo bất kỳ phương thức hay dưới bất kỳ hình thức nào.
Thứ hai, Công ước dưa ra bốn nguyên tắc bảo hộ.
Nguyên tắc đối sử quốc gia. Điều 5(1) Công ước quy định: “Đối với những tác phẩm được công ước này bảo hộ, các tác giả được hưởng quyền tác giả ở các nước Liên hiệp ngoại trừ quốc gia gốc của tác phẩm, những quyền lợi do luật quốc gia đó dành cho công dân nước mình trong hiện tại và trong tương lai…”
Nguyên tắc bảo hộ tự động. Điều 5 khoản 2 công ước quy định: “Việc bảo hộ quyền tác giả trong mỗi quốc gia thành viên không phụ thuộc vào bất cứ thể thức, thủ tục nào”.
Nguyên tắc bảo hộ độc lập. Điều 5 khoản 2 Công ước quy định: “Việc hưởng và thực hiện các quyền quy định trong Công ước là hoàn toàn độc lập không phụ thuộc vào tác phẩm có được bảo hộ hay không ở nước gốc của tác phẩm. Do đó ngoài những quy định của công ước này, mức độ bảo hộ cũng như các biện pháp khiếu nại đảm bảo cho tác giả để bảo hộ quyền lợi của mình sẽ hoàn toàn do quy định của nước nơi sự bảo hộ được áp dụng”.
Nguyên tắc bảo hộ tối thiểu. Nguyên tắc này không được ghi nhận một cách cụ thể trong một điều khoản riêng biệt mà thể hiện xuyên suất Công ước với nội dung việc bảo hộ quyền tác giả trong các quốc gia thành viên không được thấp hơn các quy định của Công ước.
Thứ ba, việc bảo hộ quyền tác giả theo công ước Berne được dành cho tác giả và những người thừa kế quyền tác giả.
Thứ tư, các quyền nhân than và quyền tài sản được bảo hộ theo công ước bao gồm:
-         Quyền được công nhận là tác giả của tác phẩm;
-         Quyền phản đối mọi sự xuyên tạc, cắt xén hay sửa đổi hoặc những vi phạm khác đối với tác phẩm có thể làm phương hại đến danh dự và tiếng tăm của tác giả;
-         Quyền dịch tác phẩm;
-         Quyền sao chép tác phẩm dưới bất kỳ phương thức hay hình thức nào;
-         Quyền biểu diễn tác phẩm kịch, nhạc kịch và tác phẩm âm nhạc;
-         Quyền phát thanh truyền hình;
-         Quyền diễn xướng trước công chúng;
-         Quyền cải biên, chuyển thể hay các dạng chuyển thể khác;
-         Quyền phóng tác phim ảnh và tái tạo, nhân bản một tác phẩm;
-         Quy trình diễn và truyền thông công cộng tác phẩm kịch và âm nhạc, quyền cho phép đọc hoặc truyền thông công cộng tác phẩm văn học.
       Thứ năm, thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo Công ước là suất cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết. Có một số ngoại lệ về thời hạn bảo hộ:
-         Đối với tác phẩm điện ảnh thời hạn bảo hộ là 50 năm sau khi tác phẩm được phổ cập đến công chúng với sự đồng ý của tác giả hoặc 50 năm kể từ ngày được thực hiện nếu tác phẩm chưa được phổ cập trong thời hạn 50 năm nói trên.
-         Đối với các tác phẩm khuyết danh hay bút danh, thời hạn bảo hộ chấm dứt sau 50 năm sau khi tác phẩm được phổ cập đến công chúng một cách hợp pháp.
-         Đối với tác phẩm nhiếp ảnh và mỹ thuật ứng dụng thời hạn bảo hộ là 25 năm kể từ ngày tác phẩm được thực hiện.
        Thời hạn bảo hộ tinh thần kéo dài ít nhất bằng thời hạn bảo hộ quyền kinh tế.
        Tuy nhiên, các quốc gia thành viên có quyền quy định thời hạn bảo hộ dài hơn thời hạn được quyb định trong công ước.
        Thứ sáu, Công ước dành cho các nước đang phát triển một số quyền đặc biệt. Công ước quy định đối với các tác phẩm chưa công bố, nếu tác giả là vô danh song có cơ sở để cho rằng tác giả là công dân của một trong các nước thành viên của lien hiệp Berne thì các quyền đối với tác phẩm đó phải được bảo hộ tại tất cả các nước thành viên của liên hợp.
          Vào năm 1952 Công ước toàn cầu về bản quyền được ký kết tại hội nghị Giơnevơ dưới sự bảo trợ của tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO). Mục đích của công ước nhằm thu hút sự tham gia của công ước cho dù các nước này có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, có sự bảo hộ bản quyền khác nhau. Với mục đích đó phần lớn các nội dung Công ước dẫn chiếu đến sự áp dụng pháp luật của quốc gia thành viên. Từ khi ra đời đến nay, Công ước đã qua nhiều lần sửa đổi sau cùng vào ngày 24/7/1971. Hiện nay có 98 nước thành viên của Công ước này.
          Nguyên tắc của Công ước là nguyên tắc đối xử quốc gia, Điều 2 Công ước quy định:
·    Tât cả  các tác phẩm của công dân các nước thành viên cũng như tác phẩm được công bố lần đầu tiên trên lãnh thổ của quốc gia thành viên Công ước sẽ được bảo hộ ở các nước thành viên khác theo chế độ mà nước thành viên đó đã giành cho công dân nước mình.
·    Các tác phẩm chưa được công bố của công dân mỗi nước tham gia Công ước sẽ được bảo hộ ở các nước thành viên khác theo đúng chế độ mà nước đó giành cho công dân nước mình đối với tác phẩm chưa công bố.
·    Để đạt được mục đích của công ước, các quốc gia thành viên, trên cơ sở pháp luật nước mình, bình đẳng hóa việc bảo hộ quyền tác giả là người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ của nước mình với công dân nước mình.
Về thời hạn bảo hộ bản quyền, cho phép các quốc gia thành viên giữ cách tính  thời hạn trong pháp luật quốc gia mình với thủ tục và thời hạn tối thiểu được quy định trong công ước, cụ thể:
·        Thời hạn bảo hộ quyền cho một tác phẩm không được ngắn hơn đời người tác giả và sau 25 năm sau khi tác giả chết.
·        Đối với tác phẩm nhiếp ảnh và tác phẩm nghệ thuật ứng dụng, thời hạn không được dưới 10 năm.
·        Nếu pháp luật quốc gia thành viên không tính thời hạn bảo hộ trên cơ sở đời người thì có quyền tính thời hạn bảo hộ từ ngày công bố đầu tiên của tác phẩm hoặc ngày đăng ký tác phẩm trước khi công bố, với điều kiện thời hạn bảo hộ bản quyền của tác phẩm không dưới 25 năm tính từ ngày công bố hoặc kể từ ngày đăng ký tắc phẩm tùy theo từng trường hợp.
          Công ước ưu tiên cho luật quốc gia quy định các nội dung quyền tác giả. Công ước chỉ chú trọng tới việc điều chỉnh dịch tác phẩm. Theo Điều 5 Công ước, quyền tác giả bao gồm “quyền đặc biệt của tác giả về dịch, xuất bản tác phẩm dịch và công bố bản dịch của tác phẩm”. Nhưng quyền này có một sự hạn chế, nếu sau 7 năm kể từ ngày công bố lần đầu tiên của bản viết chấm dứt bản dịch mà bản viết của bản dịch đó chưa được công bố bởi người nắm giữ bản quyền của bản dịch bằng ngôn ngữ sử dụng phổ thong tại nước tham gia Công ước thì bất kỳ công dân của nước tham gia công ước đó đều có thể nhận được từ cơ quan có thẩm quyền của mình giấy phép cho dịch và công bố tác phẩm dịch.
          Để được hưởng sự bảo hộ bản quyền theo công ước, các tác phẩm khi được công bố phải ghi vào tác phẩm dấu hiệu đặc biệt là chữ ©, (đây là chữ cái đầu tiên của từ Copyringht) và chỉ rõ người có quyền tác giả và năm xuất bản lần đầu tiên của nó.
          Công ước quốc tế về bảo hộ người biểu diến, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát song (thường gọi là công ước Rome) được ký kết ngày 26/10/1961. Hiện nay có 83 nước thành viên.
          Nhằm thiết lập mối quan hệ giữa việc bảo hộ các quyền lien quan và quyền tác giả, Công ước quy định một quốc gia muốn trở thành viên thì phải trở thành thành viên của Liên hợp quốc và thành viên công ước Berne về bảo hộ quyền tác phẩm văn học và nghệ thuật hoặc là thành viên Công ước toàn cầu về bản quyền.
          Nội dung của công ước tập trung vào một số vấn đề sau:
·        Thứ nhất, công ước quy định các uốc gia thành viên nơi có yêu cầu bảo hộ phải dành sự bảo hộ theo nguyên tắc đối sử quốc gia cho:
-         Những người biểu diễn là công dân của nước đó, đối với các buổi biểu diễn được thực hiện, phát sóng hoặc định hình lần đầu tại nước đó;
-         Các nhà sản xuất bản ghi âm là công dân của nước đó, đối với các bản ghi âm được định hình lần đầu hay công bố lần đầu tại lãnh thổ nước đó;
-         Tổ chức phát sóng có trụ sở tại lãnh thổ nước đó, đối với các buổi phát sóng được truyền từ các đài phát đặt tại lãnh thổ nước đó.
Tuy nhiên, nguyên tắc đối sử quốc gia được quy định trong công ước có những ngoại lệ nhất định. Điều 2 khoản 2 công ước quy định: “đối sử quốc gia phải tùy thuộc vào sự bảo hộ được cấp cụ thể và các hạn chế quy định cụ thể trong công ước này”.
·        Thứ hai, quy định điều kiện được hưởng sự bảo hộ theo công ước. theo điều 4 công ước, quốc gia thành viên dành sự bảo hộ cho những người biểu diễn nếu đáp ứng đươc một trong các điều kiện sau:
-         Buổi biểu diễn đươc thực hiện tại một quốc gia thành viên khác (bất kể người biểu diễn là công dân nước nào);
-         Buổi biểu diễn đươc định hình trong một ghi âm được công ước bảo hộ.
Theo điều 5 công ước,quốc gia thành viên dành sự bảo hộ cho nhà sản xuất bản ghi âm nếu đáp ứng được một trong các điều kiện sau:
-         Nhà sản xuất bản ghi âm mang quốc tịch của một nước thành viên khác;
-         Việc định hình ghi âm lần đầu được thực hiện tại một nước thành viên khác;
-         Bản ghi âm lần đầu được công bố lần đầu tại một nước thành viên khác hoặc được công bố lần đầu tại một nước không phải thành viên v à một nước thành viên trong thời hạn 30 ngày (công bố đồng thời).
Tuy nhiên công ước cho phép quốc gia thành viên có thể bảo lưu các tiêu chuẩn trên bằng cách gửi một thông báo cho Tổng thư ký liên hợp quốc tuyên bố quốc gia sẽ không áp dụng tiêu chuẩn nơi công bố hoặc nơi định hình ghi âm.
Theo điều 6 công ước, quốc gia thành viên dành sự bảo hộ cho các tổ chức phát sóng, nếu đáp ứng được một trong các điều kiện sau:
-         Trụ sở của tổ chức phát sóng được đặt tại một nước thành viên khác;
-         Buổi phát sóng đã được phát từ một đài đặt trong một nước thành viên khác;
Các quốc gia thành viên có thể tuyên bố chỉ bảo hộ cho những buổi phát sóng nếu đáp ứng được cả hai điều kiện trên.
  Thứ ba, công ước quy định về tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu dành cho người biểu diễn, quyền tối thiểu của tổ chức phát sóng, quyền sao chép của nhà sản xuất bản ghi âm. Thời hạn bảo hộ tối thiểu theo công ước là 20 năm tính từ khi kết thúc năm mà:
-         Việc định hình bản ghi âm được thực hiện (đối với các bản ghi âm và đối với các buổi biểu diễn được định hình trong đó)
-         Buổi biểu diễn được tiến hành (đối với các buổi biểu diễn khồg được định hình trong các bản ghi âm);
-         Buổi phát sóng được thực hiện (dối với các buổi phát sóng);
  Bên cạnh đó, công ước còn quy định về những ngoại lệ đối với các quyền được bảo hộ theo công ước.
          Đây là điều ước quốc tế đầu tiên trong lĩnh vực quyền tác giả mà Nhà nước Việt Nam ký kết với nhà nước nước ngoài. Hiệp định được ký kết vào ngày 27/6/1997 và có hiệu lực vào ngày 23/12/1998.
            Hiệp định chỉ bao gồm 11 điều khoản, nhưng đã điều chỉnh phần lớn vấn đề của sự bảo hộ bản quyền trong điều kiện hiện đại.
            Về nguyên tắc bảo hộ là nguyên tắc đối xử quốc gia và nguyên tắc bảo hộ tự động:
            Nguyên tắc bảo hộ tự động sẽ bảo hộ quyền tác giả tại quốc gia thành viên, phát sinh một cách tự động mà không cần phải qua bất cứ một thủ tục nào kể cả thủ tục đăng ký.
Phạm vi tác phẩm được bảo hộ là tác phẩm của công dân hoặc người thường trú tại lãnh thổ mỗi bên ký kết hoặc tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại lãnh thổ của một trong những bên ký kết.
Người được hưởng quyền tác giả có độc quyền cho phép hoặc cấm:
-         Việc sao chép một tác phẩm, sáng tạo tác phẩm khác dựa trên tác phẩm đó và phân phối bản sao của tác phẩm đó;
-         Việc trình diễn tác phẩm trước công chúng trong trường hợp những tác phẩm văn học, âm nhạc, kịch và múa, kịch câm, phim và tác phẩm nghe nhìn;
-         Trình bày tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả trước công chúng trong trường hợp tác phẩm văn học, âm nhạc, kịch, múa, kịch câm, hội họa, đồ phẩm nghe nhìn.
Đây là quyền tối thiểu, bắt buộc các bên ký kết phải đảm bảo.
  2.2.1. Công ước paris 1883 về sở hữu công nghiệp
      Công ước paris được ký kết ngày 20/3/1883 với sự tham gia của 11 nước. từ khi ký kết đến nay công ước đã qua nhiều lần sửa đổi quan trọng. Đó là các lần sửa đổi vào các năm 1990 (Brussels), 1911 (Washington), 1925 (lahay), 1934 (london), 1958 (lixbon), 1967 (xtockhom) và được tổng sửa đổi vào ngày 28/9/1979. Hiện nay có 171 nước là thành viên công ước, Việt Nam là thành viên công ước từ năm 1949. Mục đích chủ yếu của công ước paris năm 1883 là nhằm xây dựng các điều kiện có lợi cho việc đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hang hóa của công dân các nước thành viên công ước đồng thời xây dựng một số nguyên tắc chung đối với hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại các nước thành viên trên nguyên tắc tôn trọng luật sở hữu công nghiệp của các nước thành viên.
      Với 30 điều khoản, nội dung cơ bản của công ước tập trung vào năm vấn đề cơ bản:
1.      Đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ
2.      Nguyên tắc đối sử quốc gia
3.      Quy định về quyền ưu tiên
4.      Quy định một số tiêu chuẩn bảo hộ với từng đối tượng sở hữu công nghiệp
5.       Quy định về cơ chế hành chính cho việc thi hành công ước
Về đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Điều 1 công ước quy định đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: sáng chế, mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hang hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc hoặc gọi tên xuất xứ hàng hóa, và chống cạnh tranh không lành mạnh. Công ước cũng quy định rõ, khái niệm sở hữu công nghiệp phải được hiểu ở nghĩa rộng nhất, không chỉ áp dụng cho công nghiệp và thương mại theo đúng nghĩa của chúng mà cho cả các ngành sản xuất, nông nghiệp, công nghiệp khai thác và tất cả các sản phẩm công nghiệp và sản phẩm tự nhiên như rượu, ngũ cốc, thuốc lá, hoa quả, gia súc, khoáng sản, nước khoáng, bia, hoa và bột.
Nguyên tắc đối xử quốc gia
Được quy định trong điều 2 công ước, theo đó đối với việc bảo hộ sở hữu công nghiệp, mỗi nước thành viên phải dành cho công dân của các nước thành viên khác  sự bảo hộ tương tự như sự bảo hộ dành cho công dân nước mình. Đối với của nước không phải là thành viên của công ước nhưng cư trú chính thức ở một nước thành viên hay có những cơ sở thương mại hoặc công nghiệp thực sự và có hiệu quả trên lãnh thổ của một trong những nước thành viên của công ước sẽ được đối sử theo cùng một chế độ như công dân của nước thành viên. Tuy nhiên, nguyên tắc này có những ngoại lệ nhất định. Điều 2 khoản 3 công ước quy định: “Các quy định liên quan đến thủ tục xét sử và thủ tục hành chính, đến thẩm quyền xét sử, việc lựa chọn địa chỉ giao dịch hoặc chỉ đinh người đại diện nếu có trong luật về sở hữu công nghiệp của mỗi nước thành viên được bảo lưu tuyệt đối”.
Về quyền ưu tiên
Bất kỳ người nào đã nộp đơn hợp lệ xin cấp văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa tại một trong các nước thành viên của công ước, khi nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng trên ở các nước thành viên khác thì được hưởng quyền ưu tiên trong thời hạn do công ước quy định. Đơn phải làm theo đúng quy định của pháp luật nước sở tại hoặc theo điều ước quốc tế đã được ký kết giữa các nước. thời hạn được hưởng quyền ưu tiên ở một nước thành viên đối với sáng chế và mẫu hữu ích là 12 tháng, đối với kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa là 6 tháng. Thời hạn ưu tiên được tính từ ngày nộp đơn đầu tiên.
Một số tiêu chuẩn bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp cụ thể:
- Đối với sang chế
- Nhãn hiệu hàng hóa
- Tên thương mại
-  Cạnh tranh không lành mạnh
Vấn đề thi hành và thực hiện công ước
Công một số lượng lớn các điều khoản để quy định về cơ cấu hành chính nhằm thực hiện công ước cũng như các yêu cầu đối với các nước thành viên trong việc đảm bảo thực hiện công ước trong pháp luật của mình. Ngoài những điều khoản bắt buộc được ghi nhận trong công ước, các nước thành viên có quyền xây dựng và áp dụng luật sở hữu công nghiệp của mình và cũng như ký kết các điều ước quốc tế riêng với nhau về sở hữu công nghiệp với điều kiện các điều ước quốc tế này không được vi phạm những quy định chung của công ước. Các tranh chấp giữa hai hoặc nhiều nước thành viên của công ước có liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng công ước nếu không giải quyết được bằng con đường đàm phán đều có thể giải quyết tại tòa án quốc tế.
    Đây là điều ước đặc biệt được ký kết ngày 14/4/1891 trong khuân khổ công ước Paris. Hiện nay có 57 nước tham gia, Việt Nam là thành viên chính thức năm1949.
Mục đích: tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại các nước thành viên. Quyền được đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa dành cho công dân của nước thành viên, cũng như không phải công dân của nước thành viên nhưng thường trú hoặc có trụ sở thương mại hoặc công nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ của nước thành viên.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa bao gồm ba bước cơ bản:
Bước 1: nộp đơn đăng ký
Đơn làm bằng tiếng Pháp theo mẫu được phát miễn phí cho người có yêu cầu đăng ký. Người nộp đơn phải chỉ ra hàng hóa hoặc dịch vụ gắn nhãn hiệu được yêu cầu bảo hộ và có thể chỉ ra nhóm hàng hóa dịch vụ tương ứng theo thỏa ước Nice về phân loại hàng hóa và dịch vụ. Đơn đăng ký phải gửi theo mẫu nhãn hiệu hàng hóa. Trong đơn phải chỉ định những quốc gia mà quốc gia đó muốn đăng ký bảo hộ.
Nếu người nộp đơn muốn hưởng quyền ưu tiên thì phải thể hiện rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trong đơn đăng ký.
Đơn có thể nộp trực tiếp cho văn phòng quốc tế hoặc thông qua cơ quan trung gian là cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ. Nếu đơn quốc tế nộp trực tiếp cho văn phòng quốc tế thì ngày đăng ký quốc tế là ngày văn phòng nhận đơn. Người nhận đơn phải thanh toán các khoản lệ phí: lệ phí quốc gia; lệ phí nộp cho văn phòng quốc tế (trả bằng đồng francs Thụy sỹ) bao gồm lệ phí cơ bản, lệ phí bổ xung cho mỗi nhóm sản phẩm theo phân loại quốc tế hàng hóa, dịch vụ kể từ nhóm thứ tư trở đi, lệ phí bổ xung đối với mỗi quốc gia chỉ định.
Bước 2: công bố việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa
Khi đơn đăng ký hoàn chỉnh về mặt hình thức và người nộp đơn đã nộp lệ phí đầy đủ, nhãn hiệu được đăng ký sẽ được công bố trên tạp chí thường kỳ do văn phòng quốc tế phát hành hai tuần một lần.
Bước 3: quốc gia chỉ định xem xét việc bảo hộ
Về bản chất, văn phòng quốc tế chỉ xử lý đơn về hình thức, về mặt trình bày đơn trên bình diện quốc tế. sau khi nhãn hiệu được công bố trên tạp chí thường kỳ của văn phòng quốc tế, quốc gia được chỉ định trong đơn sẽ áp dụng pháp luật nước mình để xác định nhãn hiệu đó có đáp ứng các điều kiện bảo hộ không. Việc xem xét bảo hộ và việc bảo hộ đối với nhãn hiệu quốc tế tại nước chỉ định phải được thực hiện như đối với nhãn hiệu được nộp đơn trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của quốc gia.
Cơ quan quốc gia có thời hạn 12 thàng để xem xét việc ra quyết định từ chối bảo hộ hay chấp thuận bảo hộ, trong trường hợp chấp thuận bảo hộ, cơ quan quốc gia phải ra quyết định chấp nhận bỏa hộ nhãn hiệu hàng hóa đăng ký quốc tế theo thỏa ước Madrit. Trong trường hợp từ chối, cơ quan quốc gia phải gửi thông báo từ chối cho văn phòng quốc tế muộn nhất là trước khi hết thời hạn một năm. Nếu người nộp đơn muốn khiếu nại việc đơn quốc tế bị từ chối, người nộp đơn phải trực tiếp tiến hành các thủ tục khiếu nại với cơ quan quốc gia của nước ra thong báo từ chối, theo luật của nước sở tại. Nếu nội dung khiếu nại được thừa nhận thì nhãn hiệu quốc tế sẽ được bảo hộ tại nước yêu cầu, cơ quan quốc gia sẽ thong báo cho văn phòng quốc tế việc chấp thuận bảo hộ. Nếu nội khiếu nại không được thừa nhận thì cơ quan quốc gia gửi cho văn phòng quốc tế kết luận cuối cùng.
Trong năm năm đầu tiên kể từ ngày đăng ký quốc tế, đăng ký quốc tế phụ thuộc vào đăng ký quốc gia, nếu đăng ký quốc gia không còn hiệu lực thì đăng ký quốc tế cũng không còn hiệu lực. Sau năm năm nhãn hiệu quốc tế sẽ trở nên độc lập với nhãn hiệu quốc gia tại nước xuất xứ.
Thủ tục đăng ký theo thỏa ước có những ưu điểm:
o       Chỉ cần nộp một đơn duy nhất được làm bằng tiếng pháp người nộp đơn có thể đạt được sự bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở các quốc gia thành viên được chỉ định. Đây là thuận lợi lớn so với việc phải nộp đơn đăng ký đến từng quốc gia vì giúp người nộp đơn tiết kiệm được chi phí về thời gian, tài chính.
o       Người nộp đơn không cần thuê luật sư để đại diện cho mình tại các quốc gia chỉ định vì họ chỉ phải nộp đơn đăng ký trực tiếp cho văn phòng quốc tế của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới hoặc thong qua cơ quan của nước xuấ xứ,  những bước tiếp theo như thong báo cho quốc gia chỉ định… sẽ do văn phòng quốc tế giải quyết. Ngoài ra, khi chiu nhãn hiệu muốn gia hạn đăng ký nhãn hiệu quốc tế, mở rộng đăng ký hoặc thay đổi tên hay địa chỉ của mình… thì chủ nhãn hiệu hoàn toàn có thể thực hiện màkhông cần phải thuê luật sư.
o       Mức lệ phí theo thỏa ước tương đối thấp, được coi là phù hợp, đặc biệt đối với nước đang phát triển như Việt Nam.
Bên cạnh những mặt tích cực thỏa ước còn hạn chế những mặt nhất định như:
o       Muốn đăng ký theo thỏa ước thì bắt buộc phải đạt được sự bảo hộ ở nước xuấ sứ.
o       Theo thỏa ước khi việc đăng ký quốc gia tại nước xuất sứ bị hủy bỏ hay đình chỉ một phần hoặc toàn bộ trong vòng năm năn kể từ ngày đăng ký quốc tế thì việc đăng ký quốc tế cúng không còn hiệu lực một phần hoặc toàn bộ.
o       Đơn chỉ có thể làm bằng tiếng Pháp.
            Vào năm 1989 nghị định thư liên quan đến thỏa ước Madrit được ký kết. Mặc dù có tên gọi là nghị định thư lien quan đến thỏa ước Madrit nhưng đây là điều ước quốc tê hoàn toàn độc lập với thỏa ước Madrit. Về cơ bản, thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa theo nghị định thư bao gồm các bước như thỏa ước Madrit nhưng có những ưu điểm sau:
o       Người nộp đơn không bắt buộc đạt được sự bảo hộ ở nước xuất sứ như một điều kiện để đăng ký quốc tế.
o       Ngôn ngữ làm đơn được mở rộng sang các ngôn ngữ thông dụng như tiếng Anh, Nga,..
o       Các nước thành viên có thời hạn 18 tháng để từ chối bảo hộ.
o       Người nộp đơn có khả năng chuyển đổi một đăng ký quốc tế không còn được bảo hộ vì nhãn hiệu cơ sở bị mất hiệu lực tại nước xuất sứ tại các đơn quốc gia hoặc khu vực tại một số hoặc tất cả các bên tham gia được chỉ định với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên (nếu có) của đăng ký quốc tế đó.
o       Khả năng tham gia nghị định thư không chỉ dành cho các nước mà dành cho các tổ chức lien chính phủ có cơ quan đăng ký nhãn hiệu với hiệu lực trong lãnh thổ của tổ chức quốc tế đó.
            Cũng như thỏa ước Madrit, thỏa ước Lahay là điều ước quốc tế đặc biệt được ký kết trong khuân khổ công ước paris vào ngày 06/11/1925. Thỏa ước này có hiệu lực ngày 1/6/1928 và đã được sửa đổi bổ xung nhiều lần. Hiện nay, hai văn kiện của thỏa ước đang có hiệu lực là văn kiện London năm 1934 và văn kiện Lahay năm 1960. Điều cần lưu ý là hai văn kiện này tồn tại hoàn toàn độc lập với nhau, tạo nên hệ thống đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp. Chính vì vậy đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp có thể được thực hiện theo văn kiện London 1934 hoặc văn kiện Lahay 1960 hoặc theo cả hai văn kiện này. Trên thực tế, hiện nay có khoảng 95% các đăng ký quốc tế có hiệu lực theo văn kiện Lahay 1960. Bên cạnh đó, ngày 2/7/199 một văn kiện mới của thỏa ước Lahay hay đã đươc ký kết kết tại Gionevo, tuy nhiên cho đến nay văn kiện này chưa có hiệu lực.
            Mục đích chính của thỏa ước Lahay là tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo hộ một hoặc nhiều kiểu dáng công nghiệp tại các nước thành viên.
            Quyền đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp được dành cho công dân các nước thành viên của thỏa ước cúng như công dân của nước không phải là thành viên nhưng có cư trú hoặc có cơ sở thương mại hay cơ sở công nghiệp thực sự và hiệu quả trên lãnh thổ của nước thành viên thỏa ước.
            Đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp được nộp trực tiếp cho văn phòng quốc tế của WIPO. Đơn cũng có thể được nộp thong qua cơ quan có thẩm quyền của nước xuất sứ nếu luật pháp của nước thành viên đó cho phép. Đơn đăng ký phải được thể hiện bằng tiếng pháp theo văn kiện 1934, tiếng Pháp hoặc tiếng Anh theo văn kiện năm 1960, bao gồm tờ khai theo mẫu do văn phòng quốc tế cung cấp miễn phí và một số tài liệu khác theo quy địnhc ảu quy chế thi hành thảo ước Lahay. Người nộp đơn có thể chỉ định những nước thành viên mà mình yêu cầu bảo hộ cho một hoặc nhiều kiểu dáng công nghiệp. Tuy nhiên, yêu cầu bảo hộ nhiều kiểu dáng chỉ áp dụng đối với những đơn nộp theo yêu cầu văn kiện 1960. Văn kiện này cho phép một đăng ký quốc tế có thể bao gồm nhiều kiểu dáng, tối đa là 100 kiểu dáng. Trong quá trình nộp đơn, người nộp đơn có thể nộp quyền ưu tiên theo Điều 4 công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp. Đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp cũng có thể là đơn cơ sở phatrs sinh quyền ưu tiên.
            Đăng ký quốc tế được văn phòng quốc tế  công bố trên (công bào kiểu dáng quốc tế) được phát hành hàng tháng. Nội dung công bố bao gồm ngày đăng ký, số đăng ký, ảnh chụp hoặc hình vẽ kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn đăng ký, các thong tin về người nộp đơn, những nước thành viên được chỉ định bảo hộ. Trong  khoảng thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày đăng ký quốc tế hoặc ngày ưu tiên, người nộp đơn có thể yêu cầu hoãn công bố đăng ký quốc tế.
            Đơn đăng ký quốc tế có hiệu lực tại các nước thành viên nơi yêu cầu bảo hộ từ ngày đăng ký quốc tế (ngày đăng ký quốc tế là ngày văn phòng quốc tế nhận được đơn đăng ký quốc tế hợp lệ).
            Việc xem xét bảo hộ và việc bảo bộ đối với kiếu dáng công nghiệp tại nước chỉ định phải được thực hiện như đối với kiểu dáng công nghiệp ddược nộp đơn trực tiếp tại cơ quan  có thẩm quyền của quốc gia. Do đó, quốc gia được chỉ địnhc ó quyền từ chối bảo hộ kiểu dáng cồng nghiệp trên cơ sở quy địnhc ủa pháp luật nước mình. Việc từ chối bảo hộ phải được thong báo cho văn phòng quóc tế trong vòng 6 tháng kể từ ngày cơ quan quốc gia nhận được thông báo kiểu dáng quốc tế có công bố đơn và các thong tin về kiểu dáng yêu cầu bảo hộ.
            Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo thở ước Lahay là 5 năm, có thể gia hạn ít nhất một lần với thời hạn 5 năm cho toàn bộ hoặc một phần các kiểu dáng trong đăng ký quốc tế, đối với tất cả hoặc chỉ với một số quốc gia mà tại đó đăng ký có hiệu lực. Đới với những nước thành viên mà luật pháp quốc tế cho phép thời hạn bảo hộ dài hơn 10 năm đối với các đăng ký quốc gia, đăng ký quốc tế có thể gia hạn nhiều hơn một lần, mỗi lần năn năm cho đến khi hết tổng thời hạn hạn bảo hộ tối đa. Đối với đăng ký theo pháp luật của quốc gia đó.
            Hiệp ước được ký kết ngày 19/6/1970 và có hiệu lực vào năm 1979. Đây là một điều ước quốc tế đặc biệt được ký kết trong khuân khổng công ước Paris 1883 nhằm mục đích đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian và nhân lực đối với việc  đăng ký các sáng chế có nhu cầu bảo hộ tại nhiều nước. Hiệp ước đã sung nhiều lần. Hiện nay có 135 nước tham gia và Việt Nam là thành viên chính thức vào năm 1993.
            Hiệp ước đưa ra hai nhóm nhiệm vụ chính:
·    Nhóm nhiệm vụ thứ nhất: Bao gồm việc thiết lập hệ thống đưa đơn quốc tế đối với sáng chế, cho phép nộp đơn vào một cơ quan sáng chế với một đơn duy nhất; tiến hành tra cứu quốc tế theo trình độ kỹ thuật đã được xác định đối với sáng chế được yêu cầu bảo hộ; tiên hành xét nghiệm sơ bộ quốc tế sáng chế theo các tiêu chuẩn mới, sáng tạo và khả năng áp dụng vào thực tiễn. Các nhiệm vụ trên nhằm mục đích loại trừ tình trạng các cơ quan sáng chế của các nước cúng tiến hành quá trình thẩm định đơn đăng ký sáng chế đối với một sang chế và làm đơn giản hóa việc đăng ký sang chế cúng như tăng hiệu quả bỏa hộ sáng chế ở các nước này.
·    Nhóm nhiệm vụ thứ hai: thu thập và phổ biến các thông tin       sáng chế và tổ chức giúp đỡ về kỹ thuật bằng cách công bố các đơn quốc tế xin bảo hộ sáng chế và giúp các nước đang phát triển hoàn thiện hệ thống sáng chế của mình.
                Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn quốc tế và giai đoạn quốc gia.
                Giai đoạn quốc tế: nộp đơn quốc tế; tra cứu quốc tế; công bố quốc tế; xét nghiệm sơ bộ quốc tế. Riêng bước cuối cùng không phải là bắt buộc, việc xét đơn yêu cầu chỉ băt buộc với người nộp đơn.
·        Bước 1: Nộp đơn quốc tế
          Đơn quốc tế được nộp tại cơ quan sáng chế quốc gia hoặc cơ quan sáng chế khu vực, đối với những nước đã ký các hiệp đinh về khu vực về sở hữu trí tuệ, ví dụ cơ quan sáng chế châu âu. Đơn phải được lập phù hợp với những yêu cầu của hiệp ước về hình thức và nội dung. Sau khi nhận được đơn quốc tế, cơ quan sáng chế quốc gia sẽ tiến hành đăng ký và kiểm tra tính hợp lệ của đơn, nếu đơn đáp ứng yêu cầu của hiệp ước thì ngày nhận đơn sẽ được xác định là ngày nộp đơn quốc tế. trường hợp cơ quan nhận đơn xác định rằng tại ngày nhận đơn, đơn quốc tế không đáp ứng được yêu cầu của hiệp ước, cơ quan này sẽ đề nghị  người nộp đơn bổ xung hoặc sửa chữa các sai sót đó. Nếu trong thời hạn quy định người nộp đơn hoang thành việc bổ sung, sửa chữa đó thì ngày nhận được sửa chữa bổ sung sẽ là ngày đưa đơn, nếu trong thời hạn quy định trên, người nộp đơn không hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung hoặc những sửa đổi này không đáp ứng được yêu cầu cuả hiệp ước thì đơn sẽ không được xem xét là đơn quốc tế. sau khi cơ quan sáng chế quốc gia nhận được đơn, một bản đơn quốc tế được gửi tới văn phòng quốc tế (của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới), một bản gửi tới cơ quan tra cứu quốc tế.
·        Bước 2: tra cứu quốc tế
          Đây là một bước quan trọng được tiến hành bắt buộc đối với mỗi đơn quốc tế. mục đích của tra cứu quốc tế là làm sáng tỏ tình trạng kỹ thuật liên quan đến sáng chế. Cơ quan tra cứu quốc tế do đại hội đồng “hiệp hội quốc tế về hợp tác sáng chế” chỉ định trên cơ sở thỏa thuận với các quốc gia thành viên khi gia nhập hiệp ước. “Việc tra cứu quốc tế được thực hiện trên cơ sở yêu cầu bảo hộ, với sự xem xét thích đáng bản mô tả và bản vẽ nếu có và đặc biệt chú ý đến ý đồ sáng tạo mà yêu cầu bảo hộ hướng tới.” Thời hạn lập báo cáo tra cứu quốc tế được quy định tại quy tắc 42 là ba tháng kể từ ngày cơ quan tra cứu quốc tế nhận được bản sao tra cứu hoặc 9 tháng kể từ ngày ưu tiên, tùy theo thời hạn nào kết thúc muộn hơn. Báo cáo tra cứu quốc tế phải nêu rõ tên cơ quan tra cứu, nêu số đơn quốc tế, tên người nộp đơn, ngày tháng hoàn thành việc tra cứu, phải có phân loại đối tượng sáng chế, phải chứa chỉ dẫn các tư liệu được coi là có lien quan. Bản sao báo cáo tra cứu được gửi cho văn phòng quốc tế và cho người nộp đơn.
·        Bước 3: Công bố quốc tế
          Trong 18 tháng kể từ ngày ưu tiên, đơn quốc tế và kết quả tra cứu  quốc tế sẽ được công bố bởi văn phòng quốc tế. trong 19 tháng kể từ ngày ưu tiên, văn phòng quốc tế sẽ gửi cho các cơ quan có thẩm quyền của các nước được chỉ định đơn và báo cáo tra cứu quốc tế.
·        Bước 4: Xét nghiệm sơ bộ quốc tế
          Bước này chỉ tiến hành theo yêu cầu của người nộp đơn. Mục đích của xét nghiệm sơ bộ quốc tế là đưa ra kết luận sơ bộ và không có tính chất rằng buộc về việc sáng chế yêu cầu bảo hộ có đáp ứng được tiêu chuẩn bảo hộ không.
          Giai đoạn quốc gia
          Trong gia đoạn này, đơn sáng chế được xem xét ở các cơ quan sáng chế quốc gia, nơi người đưa đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế. Cơ quan sáng chế quốc gia sẽ tiến hành cấp văn bản bảo hộ trên cơ sở xét nghiệm đơn quốc tế theo những tiêu chuẩn của pháp luật nước mình. Thời hạn vào giai đoạn quốc gia có thể được quy định ở các nước khác nhau.
          Theo Điều 27 của Hiệp ước, các nước thành viên có quyền từ chối không cấp văn bằng bảo hộ sáng chế nếu:
·        Việc bảo hộ sáng chế đó trái với pháp luật của nước thành viên được chỉ định;
·        Việc bảo hộ sáng chế đó có ảnh hưởng đến an ninh hoặc các quyền lợi kinh tế của nước thành viên được chỉ định.
Hệ thống đăng ký sáng chế theo PCT mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho người nộp đơn và các cơ quan sáng chế mà còn cho cả các quốc gia thành viên. Có thể nêu ra một số lợi ích:
-     Chỉ cần nộp một đơn duy nhất người nộp đơn có thể đạt được sự bảo hộ áng chế ở các quốc gia thành viên được chỉ định. Đây là thuận lợi lớn so với việc phải nộp đơn đăng ký đến từng quốc gia vì giúp người nộp đơn tiết kiệm được chi phí về thời gian và tài chính.
-     Giảm gánh nặng cho cơ quan sáng chế của các quốc gia thành viên và giúp các cơ quan này tiết kiệm được các khoản chi phí như chi phí công bố đơn, chi phí tra cứu…
-     Tra cứu quốc tế và xét nghiệm sơ bộ quốc tế cho người nộp đơn thấy trước được khả năng sáng chế có thể đạt được sự bảo hộ hay không ở các nước được chỉ định để từ đó quyết định rút đơn, thay đổi dơn hay theo đuổi đơn .
Hiệp định TRIPS được ký kết ngày 15/4/1994. trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, cho đến nay, hiệp định TRIPS là một điều ước quốc tế quan trọng, vì bên cạnh hiệp định WTO, TRIPS phải được tất cả các nước thành viên WTO tuân thủ và thi hành. Một trong những điều kiện để những nước chưa phải thành viên của WTO gia nhập thành công tổ chức này là đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của TRIPS. Hiệp định TRIPS  không phải là điều ước quốc tế đầu tiên về sở hữu trí tuệ, nhưng lại là điều ước quố tế đầu tiên đề cập đến vấn đề thực thi quyền và quy định một hệ thồng giải quyết tranh chấp, do đó nếu một nước nào không tuân thủ hiệp định TRIPS có thể bị một nước thành viên khác kiện trước hội đồng giải quyết tranh chấp ở giơnevơ.
Hiệp định TRIPS gồm 73 điều được chia thành 7 phần:
                Phần 1: các điều khoản chung vầccs nguyên tắc cơ bản.
                Phần 2: tiêu chuẩn lien quan đến việc bảo hộ, phạm vi và việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ.
                Phần 3: thực thi quyền sở hữu trí tuệ
                Phần 4: thủ tục về nhận, duy trì quyền sở hữu trí tuệ
                Phần 5: quy định về các biện pháp ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp.
                Phần 6: những thỏa thuận chuyển tiếp.
                Phần 7: những quy định về cơ chế và điều khoản cuối cùng.
Nôi dung cơ bản của hiệp định bao gồm các nội dung sau:
                Nguyên tắc bảo hộ
Hai nguyên tắc cơ bản xuyên suất nội dung hiệp định TRIPS là nguyên tắc đối sử quốc gia và tối huệ quốc.
                Nguyên tắc đối sử quốc gia. Đây là nguyên tắc cơ bản không chỉ riêng trong hiệp định Trips mà còn ở tất cả các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ. Điều 3 hiệp định Trips quy định: “mỗi thành viên phải dành cho công dân của các thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử của thành viên đó đối với công dân nươc mình trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ”. Nguyên tắc này có một số ngoại lệ.
                Nguyên tắc tối huệ quốc. điều 4 hiệp định: “đối với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ bất kỳ một sự ưu tiên,,chiếu cố, đặc quyền hoặc sự miễn trừ nào được một thành viên dành cho công dân của bất kỳ nước nào khác cũng phải được lập tức và vô điều kiện dành cho công dân của tất cả các thành viên  khác”.
                Tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu
TRIPS yêu cầu tất cả các nươc thành viên bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở những mức độ tối thiểu sau:
                Đối với quyền tác giả
1.      các nước thành viên phải tuân thủ các quy định từ điều 1 - điều 21 và phụ lục của công ước berne 1971, trừ điều 6.
2.      các nước thành viên phải bảo hộ chương trình máy tính như tác phẩm văn học theo công ước berne 1971. các thành viên cũng phải bảo hộ các bộ sưu tập dữ liệu hoặc tư liệu mà việc tuyển chọn hay sắp xếp nội dung chính là thành quả của hoạt động trí tuệ.
3.      ít nhất là đối với chương trình máy tính và tác phẩm điện ảnh, các nước thành viên phải dành cho tác giả hoặc người thừa kế hợp pháp của họ quyền cho phép hoặc cấm cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm nhằm đạt lợi ích thương mại.
4.      thời hạn bảo hộ đối với các tác phẩm không được tính trên cơ sở đời người tối thiểu là 50 năm kể từ khi kết thúc năm dương lịch mà tác phẩm được công bố một cách hợp pháp, hoặc 50 năm tính từ khi kết thúc năm dương lịch mà tác phẩm được tạo ra nếu tác phẩm không được công bố hợp pháp trong 50 năm kể từ ngày tạo ra. Thời hạn trên không được áp dụng đối với tác phẩm nhiếp ảnh và tác phẩm nghệ thuật ứng dụng.
          Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, TRIPS yêu cầu các nước thành viên tuân thủ từ điều 1 đến điều 12 và điều 19 công ước Paris 1883 về sở hữu công nghiệp. Ngoài ra, hiệp định trips quy định tiêu chuẩn tối thiểu đối với từng đối tượng.
          - Đối với nhãn hiệu hàng hóa, các quốc gia phải bảo hộ “bất kỳ một dấu hiệu nào, hoặc sự kết hợp các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp khác có khả năng cấu tạo nên nhãn hiệu hàng hóa”
          - Đối với chỉ dẫn địa lý.
          - Đối với kiểu dáng công nghiệp
          - Đối với sáng chế
          - Thiết kế bố trí mạch tích hợp
          - Đối với thông tin kín
          Các quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo hiệp đinh TRIPS:
-     Các nghĩa vụ chung
-     Các nghĩa vụ cụ thể
+ Đối với thủ tục tố tụng dân sự
+ Đối với thủ tục hình sự
+ Các biện pháp kiểm soát biên giới
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết vào ngày 13/7/2000 và có hiệu lực từ ngày 10/12/2001. đây là hiệp định thương mại song phương đầu tiên mà nhà nước ta ký kết có quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ. Các quy định của hiệp định về bảo hộ sở hữu trí tuệ chủ yếu được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn của hiệp định Trips nhưng có phần cao hơn. Chính vì vậy, việc thực hiện các quy định của hiệp định không chỉ có ý nghĩa trong quan hệ thương maị giữa hai nước mà còn có ý nghĩa lớn đối với Việt Nam trên con đường gia nhập WTO và cũng chính vì vậy việc thực hiện hiệp định thương mại cũng đặt ra cho chúng ta rất nhiều thách thức trước khi chúng ta tận dụng được những thuận lợi mà hiệp định mang lại.
Các quy định về sở hữu trí tuệ được ghi nhận trong chương 2 của hiệp định với các nội dung sau:
• Nguyên tắc bảo hộ
- Nguyên tắc đối sử quốc gia
Điều 3 chương 2 hiệp định BTA:
+ Mỗi bên dành cho công dân của bên kia sự đối sử không kém thuận lợi hơn sự đối sử mà bên đó dành cho công dân của mình trong việc xác lập, bảo hộ, hưởng và thực thi tất cả các quyền sở hữu trí tuệ và mọi lợi ích có được từ các quyền đó.
+ Một bên không đòi hỏi những người có quyền phải tuân thủ bất kỳ yêu cầu về thủ tục hình thức hoặc điều kiện nào như là một điều kiện để được hưởng sự đối sử quốc gia nhằm xác lập, hưởng, thực thi và thực hiện các quyền và lợi ích lien quan đến tác giả và quyền liên quan.
-     Tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu
+ Các bên phải tuân thủ các quy định có nội dung kinh tế của công ước Berne 1971. trong thời hạn 24 tháng kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, nếu một bên chưa tham gia công ước Berne thì phải nhanh chóng tham gia công ước này.
+ Các bên phải bảo hộ các chương trình máy tính và sưu tập dữ liệu hoặc sưu tập tư liệu như tác phẩm viết được quy định tại công ước Berne. Đối với các tác phẩm này, bên cạnh việc dành cho các tác giả và những người kế thừa của họ các quyền được liệt kê tại công ước Berne, các bên còn phải dành cho họ quyền cho phép hoặc cấm:
Nhập khẩu vào lãnh thổ của bên đó bản sao của tác phẩm.
Phân phối công khai lần đầu bản gốc và mỗi bản sao tác phẩm dưới hình thức bán cho thuê hoặc các hình thức khác.
Truyền đạt tác phẩm đến công chúng.
Cho thuê bản gốc hoặc bản sao chưng trình máy tính nhằm đạt lợi ích thương mại.
Các bên cũng phải quy định trong pháp luật nước mình cho phép người nắm giữ quyền kinh tế của quyền tác giả được chuyển giao quyền đó một cách tự do bằng hợp đồng.
+ Thời hạn bảo hộ tối thiểu của một tác phẩm nếu không được tính trên cơ sở đời người là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên hoặc 100 năm từ khi tác phẩm được tạo ra nếu tác phẩm không được công bố hợp pháp trong vòng 25 năm kể từ khi tác phẩm được tạo ra.
                Thời hạn thi hành các nghĩa vụ này đối với Việt Nam là 18 tháng
                Trong lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp, quy định các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp:
-     Nhãn hiệu hàng hóa ;
-     Sáng chế;
-     Thiết kế bố trí mạch tích hợp;
-     Thông tin bí mật;
-     Kiểu dáng công nghiệp.
Vấn đề thực thi hiệp định được quy định từ Điều 11 đến Điều 15, các quy định này được xây dựng trên cơ sở hiệp định trips
Điều 774 BLDS 2005 Quyền tác giả có yếu tố nước ngoài quyền tác giả của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài đối với tác phẩm lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam hoặc được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam được bảo hộ theo quy định của pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
          Với quy định trên điều kiện để bảo hộ quyền tác giả cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài được chia thành hai trường hợp:
+ Quyền tác giả của người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài sẽ được bảo hộ tại Việt Nam nếu có tác phẩm được công bố phổ biến lần đầu tiên tại Việt Nam hoặc được sáng tạo và thể hiện duới hình thức nhất định tại Việt Nam. Trong trường hợp này người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài đều có các quyền và nghĩa vụ như công dân và pháp nhân Việt Nam.
+ Trong trường hợp người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố, phổ biến, xuất hiện lần đầu ở nước ngoài, thì chỉ có thể được bảo hộ tại Việt Nam nếu điều ước quốc tế Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định. Trong trường hợp  này người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của điều ước quốc tế.

Điều 775 BLDS quy định : « Quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, đối tượng của quyền đối với giống cây trồng đã được Nhà nước Việt Nam cấp văn bằng bảo hộ hoặc công nhận được bảo hộ theo quy định của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

            Như vậy, các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp của chủ thể nước ngoài được bảo hộ tại Việt Nam theo các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết.
Do hợp đồng lixăng chỉ hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ nên hợp đồng này có những đặc điểm hết sức đặc thù so với các hợp đồng thương mại quốc tế khác.
          Thứ nhất, về chủ thể chuyển giao: bên giao li xăng về nguyên tắc phải là chủ sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ.
          Thứ hai, đối tượng của hợp đồng là quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ.
          Thứ ba, pháp luật không chỉ quy định các nội dung chủ yếu của hợp đồng mà còn quy định các điều khoản mà cá bên không được phép đưa vào hợp đồng. hợp đồng sẽ vô hiệu nếu có chứa đựng các điều khoản cấm đó.
Thứ tư, hợp đồng li xăng là hợp đồng bị giới hạn về lãnh thổ. Theo thỏa thuận trong hợp đồng, bên nhận li xăng chỉ được sử dụng đối tượng của hợp đồng trong một lãnh thổ nhất định.
          Thứ năm, hợp đồng li xăng là hợp đồng bị giới hạn về thời gian. Pháp luật các nước đều quy định thời gian có hiệu lực của hợp đồng li xăng. Ví dụ, tại Việt Nam, các hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong đó có hợp đồng li xăng, có thời hạn hiệu lực không quá 7 năm trừ một số trường hợp đặc biệt. trên cơ sở quy định của pháp luật, các bên thỏa thuận thời gian có hiệu lực của hợp đồng li xăng và phải ghi nhận trong hợp đồng và thời gian đó phải thuộc thời gian bảo hộ của các đối tượng sở hữu trí tuệ.
Có hai dạng là lixăng độc quyền và lixăng không độc quyền:
          Hợp đồng li xăng độc quyền là hợp đồng, theo đó, trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền. Lixăng độc quyền không những đảm bảo cho bên nhận li xăng không bị cạnh tranh, kể cả cạnh tranh từ bên giao li xăng hay từ chi nhánh của bên đó, mà còn có thể cho phép bên nhận li xăng được quyền chuyển giao lại quyền sử dụng đối tượng của hợp đồng thôn g qua hợp đồng li xăng thứ cấp.
          Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng, mà theo đó, trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký hợp đồng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác.
          Pháp luật không cho phép chuyển giao quyền sử dụng đối với tất cả các đối tượng sở hữu trí tuệ. Một số đối tượng như chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được phép chuyển giao quyền sử dụng.
          Một số đối tượng khác, ví dụ đối với quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể thì chỉ được chuyển giao quyền sử dụng cho tổ chức cá nhân là thành viên là chủ sở hữu nhãn hiệu đó. Đối với li xăng quyền tác giả, về nguyên tắc chủ sở hữu chỉ được chuyển giao quyền sử dụng đối với các quyền tài sản còn quyền nhân than không được phépchuyeenr giao.
          Các loại hợp đồng li xăng thông dụng trong thương mại quốc tế hiện nay là hợp đồng li xăng sáng chế, li xăng nhãn hiệu hàng hóa, li xăng quyền tác giả.
Pháp luật các nước đều quy định hợp đông li xăng phải được thể hiện dưới hình thức văn bản. pháp luật Việt Nam cũng yêu cầu hợp đồng li xăng   phải được lập thành văn bản.
Theo pháp luật Việt Nam, hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
-         Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
-         Căn cứ chuyển quyền;
-         Phạm vi chuyển giao quyền;
-         Giá, phương thức thanh toán;
-         Quyền và nghĩa vụ của các bên;
-         Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
Nội dung hợp đồng của hợp đồng đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm các điều khoản:
-         Tên và địa chỉ đầy đủ cảu bên chuyển giao và bên được chuyển giao;
-         Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;
-         Dạng hợp đồng;
-         Phạm vi chuyển giao gồm giới hạn của quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;
-         Thời hạn hợp đồng;
-         Gía chuyển giao quyền sử dụng;
-         Quyền và nghĩa vụ của các bên.
Bên cạnh việc quy định các điều khoản chủ yếu của hợp đồng, pháp luật các nước còn quy định cácc điều khoản mà các bên không được phép đưa và hợp đồng. tại Việt Nam trông hợp đồng này, các bên không được đưa vào các điều khoản hạn chế, bất hợp lý quyền của bên được chuyển quyền, đặc biệt các điều khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển quyền, bao gồm:
-                     Cấm bên được chuyển giao quyền cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp, trừ nhãn hiệu, buộc bên được chuyển quyền phải chuyển giao miễn phí cho bên chuyển quyền các cải tiến do bên được chuyển quyền tạo ra hoặc quyền đăng ký sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với các cải tiến đó.
-                      Trực tiếp hay gián tiếp hạn chế bên được chuyển quyền xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sang các vùng lãnh thổ không phải là nơi mà bên chuyển giao nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp tương ứng, hoặc có độc quyền nhập khuẩ hàng hóa đó.
-                     Buộc bên được chuyển giao phải mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định các nguyên liệu, linh kiện hoặc thiết bị của bên chuyển giao quyền hoặc của bên thứ ba do bên chuyển quyền chỉ định mà không nhằm mục đích bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do bên được chuyển quyền sản xuất hoặc cung cấp.
-                     Cấm bên được chuyển quyền khiếu kiện về hiệu lực của quyền sở hữu công nghiệp hoặc về quyền chuyển giao của bên chuyển quyền.
Nếu trong hợp đồng có một trong các điều khoản trên thì hợp đồng sẽ mặc nhiên vô hiệu.
Hiện nay chưa có một điều ước quốc tế nào điều chỉnh về hợp đồng li xăng, do đó nguồn luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng này chủ yếu là pháp luật quốc gia và sau đó là các tập quán thương mại quốc tế. Pháp luật các nước trong đó có Việt Nam thường có các quy định riêng để điều chỉnh hợp đồng này. Bên cạnh các đặc điểm đặc thù này, hợp đồng li xăng còn chịu sự chi phối của các quy định pháp luật về hợp đồng nói chung. Chính vì vậy, trong các hợp đồng li xăng có yếu tố nước ngoài, trước hết các bên phải tuân thủ các quy định của pháp luật nước mình. Bên cạnh đó, pháp luật cho phép các bên chọn luật áp dụng cho các hợp đồng li xăng được ký kết giữa các bên. Tuy nhiên, các bên chỉ được chọn luật áp dụng để giải quyết các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên, còn các quy định như về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, quy định lien quan đến quyền sở hữu trí tuệ phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia của các bên và pháp luật quốc gia nơi đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ.

Chương II: TỐ TỤNG DÂN SỰ QUỐC TẾ
có rất nhiều trường hợp tịa n của một nước được yêu cầu giải quyết các vụ việc Tố tụng dân sự quốc tế là một trình tự thủ tục đặc biệt được áp dụng để giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài  và bảo đảm thi hành quyết định, bản án của toà án hoặc quyết định của trong tài.
     Trong thực tế dân sự có yếu tố nước ngoài. Tại Việt Nam, vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đã được định nghĩa trong Điều 405 khoản 2 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS): “Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là việc dân sự có ít nhất một trong các đương sự là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc các quan hệ dân sự giữa các đương sự là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
            Theo qui định này, một vụ việc dân sự được coi là một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài khi có một trong các yếu tố sau:
·                    Đương sự trong vụ việc dân sự là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
·                    Căn cứ để xác lập,thay đổi, chấm dứt quan đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài.
·                    Tài sản liên quan dến quan hệ đó ở nước ngoài.
Ø     Xác định thẩm quyền xét xử quốc tế
Ø     Quyền tố tụng của người nước ngoài. Pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam
Ø     Uỷ thác tư pháp
Ø     Công nhận và cho thi hành các bản án , phán quyết của toà án.
Ø     Tính chất vụ việc
Ø     Chủ thể tham gia tố tụng
Ø     Hiệu lực của các bản án dân sự có hiệu lực ở nước ngoài và cơ chế được thực hiện liên quan đến nhiều nước
Ø     Các quy phạm tố tụng là quy phạm thực chất, mang tính mệnh lệnh bắt buộc.
a. Nguyên tắc tôn trong chủ quyền an ninh quốc gia
b. Nguyên tắc bình đẳng giữ cá bên trong tranh chấp
c.Nguyên tắc tôn trọng qyuền miễn trừ tư pháp và tài sản của nhà nước.
d. Nguyên tắc Lexfori.
Đây là những nguên tắc đặc thù của tố tụng dân sự quốc tế. Theo nguyên tắc này, khi giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, về mặt tố tụng, toà án có thẩm quyền chỉ áp dụng pháp luật của nước mình (trừ trường hợp ngoại lệ được qui định trong pháp luật từng nước hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước đó tham gia). Đây là qun điểm đước tất cả các quốc gia trên thế giới thừa nhận.
Ở Việt Nam, khi giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, lao động  có yếu tố nước ngoài về nguyên tắc toà án Việt Nam chỉ áp dụng pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, trong quan hệ với các nước đã ký kết hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam, thì toà án Việt Nam khi thực hiện uỷ thác tư pháp, theo đề nghị của các bên yêu cầu, có thể áp dụng pháp luật của nước ký kết có    quan yêu cầu đó, với điều kiện chúng không mâu thuẫn với pháp luật Việt Nam.
Những nguyên tắc cơ bản nêu trên của tố tụng dân sự quốc tế luôn  luôn gắn  bó chặt chẽ, bổ  xung cho nhau tạo cơ sở pháp lý vững chắc để bảo  vệ lợi ích quốc gia, lợ ích chính đắng của các bên tranh chấp, góp phần thúc đẩy, phát triển giao lưu dân sự quốc tế.
1.5. Các diều ước quốc tế về tố tụng dân sự quốc tế
a. Các điều ước quốc tế hai bên
Trước hết, là các hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, hôn nhân gia đình và hình sự giữa Việt Nam  với nước ngoài. Các hiệp dịnh này  đã đề cập giải  quyết một loạt các vấn đề liên quan đến tố tụng dân sự quốc tế. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động tương trợ tư pháp, nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử của cơ quan tư pháp các nước ký kết, nguyên tắc bảo hộ pháp lý công dân, pháp nhân các nước ký kết, các nguyên tắc và thủ tục thực hiện uỷ thác tư pháp  quốc tế, công nhận và thi hành các bản án, quyết định của toà án nước ký kết hữu quan, các nguyên tắc và thủ tục tống đạt tài liệu, hồ sơ vụ án, giả quyết xung đột luật và xung đột thẩm quyền xét xử quốc tế…Nhìn chung, các hiệp định tương trợ tư pháp giữa  Việt Nam với nước ngoài cơ bản thống nhất vớ nhau về nội dung, nguyên tắc và thể thức giải quyết các vấn đề tư pháp quốc tế phát sinh giữa các nước ký kết tạo ra hệ thông các biện pháp tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và nước hữu quan, làm tiền đề cho Việt Nam ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế nhiều bên trong lĩnh vực pháp luật.
Ngoài ra, các hiệp định lãnh sự, hiệp định thương mại, hiệp định về hợp tác lao động… Cũng đóng vai tró quan trọng tron giải quyết từng vấn đề cụ thể của tố tụng dân sự quốc tế.
b.Các điều ước quốc tế nhiều bên về các lĩnh vực khác nhau của tố tụng dân sự quốc tế cũng có vai tró quan trọng trong quan hệ hợp tác pháp luật giữ các nước.
Công ước Lahay năm 1954 về các vấn đề tố tụng dân sự quốc tế; công ước năm 1956 về tống đạt các hồ sơ tư pháp và các tái liệu liên quan không mang tính chất tố tụng dân sự và thương mại cho toà án nước ngoài; cônmg ước lahay năm 1958 về công nhận và thi hành các bản án về cấp dưỡng trẻ em; công ước năm 1952 về thống nhất hoá một số nguyên tắc liên quan đến thẩm quyền xét xử các vụ kiện về tai nạn đâm va tàu biển…
Một số điều ước khu vực cũng đóng vai trò nhất định trong hoạt động tố tụng đân sự quốc tế, chẳng hạn, khu vực châu mỹ la tinh có bộ luật Bustamante năm 1928 về tư pháp quốc tế; các nước EU có công ước năm 1968 về thảm quyền xét xử quốc tế, về công nhận và thi hành các bản án dân sự – thương mại của toà án nước ngoài, về giá trị bắt buộc của các tài liệu do cơ quan công quyền cấp…
Trong sách báo pháp lý của các nước, thuật ngữ “jurisdictio” được sử dụng theo nhiều nghĩa khác nhau, nội dung pháp lí của nó tuỳ thuộc vào việc áp dụng thuật ngữ đó để giải quyết vấn đè về công pháp hoặc tư pháp quốc tế.
            Thẩm quyền xét sử dân sự quốc tế là xác định thẩm quyền của một tòa án một nước khi giải quyết một tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài.
Thuật ngữ thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế là thuật ngữ mang tính ước lệ. Trong thực tiễn tư pháp quốc tế, khi có một vụ việc dân sự, kinh tế, hôn nhân gia đình, lao động hoặc vụ việc khác có yếu tố nước ngoài thì đồng thời cũng làm phát sinh tình trạng có hai hoặc nhiều cơ quan tư pháp của các nước khác nhau có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó trong lí luận tư pháp quốc tế tình trạng này gọi là xung đột thẩm quyền xét sử dân sự quốc tế.
 Xung đột thẩm quyền xét xử là xá định toà án của một quốc gia cụ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài trong số hai hay nhiều toà án của nhiều quốc gia có liên quan.
 Xung đột luật là việc chọn ra một hệ thống pháp luật của một quốc gia cụ thể để giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài trong số hai hay nhiều hệ thống của nhiều quốc gia có liên quan giải quyết một tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài.
Đây là hai quá trìng độc lấp nhâu nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Toà án có thẩm quyền xet xử là toà ná có thẩm quyền lựa chọn luật áp dụng.
Việc xác định thẩm quyền xét sử dân sự quốc tế khác hẳn việc xác định hệ thống pháp luật cần được xác định để giải quyết thực chất vấn đề phát sinh. Việc xác định thẩm quyền xét sử dân sự quốc tế là hành vi tố tụng được thực hiện trước khi giải quyết vấn đề xung đột luật.
Thông thường, xác định thẩm quyền xét sử dân sự quốc tế do các quốc gia tự quy định cụ thể trong văn bản pháp luật của mình. Song các quốc gia còn kí kết với nhau các điều ước quốc tế để điều chỉnh các vấn đề về độc quyền xét xử, xét xử theo lựa chọn, mở rộng thẩm quyền xét sử, khước từ quyền xét sử dân sự quốc tế…
Có rât nhiều quy tắc dấu hiệu làm cơ sở để xác định thẩm quyền xét sử dân sự quốc tế của toà án tư pháp đối với các vụ việc tư pháp cụ thể. Các quy tắc, dấu hiệu này thường quy định dưới dạng các quy tắc xung đột về thẩm quyền xét xử. Cụ thể như sau:
a. Dấu hiệu quốc tịch của các bên đương sự
Quy tắc này có ư nghĩa quan trọng, có tính quyết định trong giải quyết vấn đề xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế ở các nước xây dựng hệ thống xung đột theo nguyên tắc “luật quốc tịch”
b. Do có sự thoả thuận của các bên
c. Dấu hiệu mối liên hệ  của vụ việc với quốc gia có toà án
Nêú tồn tại bất kì mối liên hệ nào giữa vụ tranh chấp với lãnh thổ của nước có toà án nhận thụ lý đơn kiện thì thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế có thể được xác định theo dấu hiệu nơi thường trú của nguyên đơn, nơi gây tổn thất hoặc nơi thi hành bản án
d. Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế theo dấu hiệu nơi thường trú của bị đơn dân sự.
e. Xác định thẩm quyền xét sử dân sự quốc tế theo dấu hiệu sự “hiện diện” của bị đơn dân sự tại lãnh thổ của nước có toà án giải quyết vụ tranh chấp và khả năng thực tế khởi kiện vụ án chống bị đơn hoặc tạm giữ tài sản của bị đơn để bảo đảm quyết định sơ thẩm vụ án tại nước ngoài.
Quy tắc này được sử dụng rộng rãi ở các nước theo hệ thống luật anh mỹ.
f. Xác định thảm quyền xét xử dân sự quốc tế theo dấu hiệu nơi có vật đang tranh chấp.
- Thứ nhất: đối với các tranh chấp liên quan đến việc hạn chế và tuyên bố mất năng lực hành vi, quy tắc quốc tịch được ưu tiên áp dụng
Các quy tắc nói trên được áp dụng cho cả trường hợp huỷ bỏ việc tước, hạn chế năng lực hành vi tuyên bố một người mất năng lực hành vi.
        Xem hiệp định tương trợ tư pháp giữa việt nam với cu ba, ba lan, bun ga ri, tiệp khắc.
- Thứ hai: đối với các tranh chấp liên quan đến việc công dân mất tích hoặc đã chết, quy tắc quốc tịch được ưu tiên áp dụng. Tuy nhiên các nước còn thoả thuận áp dụng quy tắc nơi cư trú của nguyên đơn để xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến việc xác định công dân nước ngoài mất tích hoặc đã chết
Xem hiệp định tương trợ tư pháp giữa việt nam với cu ba, ba lan, bun ga ri, tiệp khắc, liên xô.
- Thứ ba: đối với các tranh chấp liên quan đến quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, quy tắc nơi thường trú chung của vợ chồng được kết hợp với quy tắc quốc tịch của đương sự để giải quyết xung đột về thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế.
Xem hiệp định tương trợ tư pháp giữa việt nam với cu ba, ba lan, bun ga ri, tiệp khắc, liên xô.
- Thứ tư: đối với các tranh chấp liên quan đến quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con, quy tắc quốc tịch được kết hợp với quy tắc nơi cư trú của đương sự để giải quyết xung đột về thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế
Xem hiệp định tương trợ tư pháp giữa việt nam với cu ba, ba lan, bun ga ri, tiệp khắc, liên xô, đức.
- Thứ năm: đối với các tranh chấp về nuôi con nuôi quy tắc quốc tịch của người nhận nuôi con nuôi được áp dụng, còn nếu họ khác quốc tịch thì quy tắc nơi cư trú chung của vợ chồng được áp dụng
Xem hiệp định tương trợ tư pháp giữa việt nam với cu ba, ba lan, bun ga ri, tiệp khắc, liên xô.
-Thứ sáu: đối với việc li hôn và tuyên bố hôn nhân vô hiệu quy tắc quốc tịch của đương sự được kết hợp với quy tắc nơi thường trú của họ để giải quyết xung đột về thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế
Xem hiệp định tương trợ tư pháp giữa việt nam với cu ba, ba lan, bun ga ri, tiệp khắc, liên xô, đức.
-Thứ bảy: đối với các tranh chấp liên quan đến việc giám hộ và trợ tá quy tắc quốc tịch của người được giám hộ hoặc được trợ tá được ưu tiên áp dụng. Tuy nhiên các nước kí kết còn thoả thuận thẩm quyền của cơ quan tư pháp của nước kí kết nơi người dược giám hộ hoặc được trợ tá cư trú hoặc nơi có tài sản của người đó trong việc áp dụng các biện pháp tạm thời phải thông báo cho nước hữu quan về việc đó.
Xem hiệp định tương trợ tư pháp giữa việt nam với cu ba, ba lan, bun ga ri, tiệp khắc, liên xô, hung ga ri, đức.
-Thứ tám: đối với các tranh chấp về bồi thường thiệt hại thì quy tắc nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại được ưu tiên áp dụng. Tuy nhiên, các nước kí kết có thể thoả thuận khác
Xem hiệp định tương trợ tư pháp giữa việt nam với cu ba, ba lan, bun ga ri, tiệp khắc, liên xô, hung ga ri.
-Thứ chín: đối với tranh chấp về thừa kế quy tắc quốc tịch của người để lại tài sản thừa kế để xác định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp như sau:
Ø                     Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế động sản thuộc cơ quan tư pháp của nước kí kết mà người để lại tài sản thừa kế là công dân vào thời điểm chết.
Ø                     Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa  kế bất động sản thuộc cơ quan tư pháp của nước kí kết nơi có bất động sản thừa kế.
Pháp luật Việt Nam trước ngày Bộ luật Tố  tụng có hiệu lực quy định rất sơ sài về thẩm quyền tài phán của Tòa án đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Theo Điều 83 Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các tranh chấp dân sự, « người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài có quyền khởi kiện tại các Tòa án của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tham gia tố tụng theo quy định của Pháp lệnh này ». Quy định như vậy là không rõ ràng. Pháp lệnh quy định là người nước ngoài “có quyền” nhưng không cho biết khi nào họ có thể thực hiện quyền này. Ví dụ, A và B là hai công dân nước ngoài, kết hôn và sinh sống ở nước ngoài. Trong thời gian nghỉ hè ở Việt Nam, liệu họ có thể viện dẫn Điều 83 trên để xin ly hôn trước Tòa án Việt Nam không?
Với Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, những tiêu chí xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với những vụ việc có yếu tố nước ngoài đã phần nào được cụ thể hóa. Theo các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì không phải bất kỳ vụ việc có yếu tố nước ngoài cũng được Tòa án Việt Nam giải quyết. Chỉ một số vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam.
Vì vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là những vụ việc liên quan đến hai hay nhiều nước nên Tòa án của hai hay nhiều nước có thể có thẩm quyền giải quyết như đã nói ở trên. Trong một số trường hợp, pháp luật Việt Nam cho rằng Tòa án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt nên khi Tòa án nước ngoài giải quyết thì quyết định của họ sẽ không được thừa nhận và thi hành ở Việt Nam. Đối với những trường hợp còn lại ta có thể gọi là “thẩm quyền tài phán chung”. Ở đây Tòa án nước ngoài cũng có thể gọi là “thẩm quyền tài phán chung”. Ở đây Tòa án nước ngoài cũng có thể giải quyết và quyết định của họ có thể được thừa nhận và thi hành ở Việt Nam.
a. Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Bộ luật Tố tụng dân sự sử dụng hai phương pháp để xác định thẩm quyền tài phán chung của Tòa án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Thứ nhất là phương pháp liệt kê. Ở đây, Bộ luật liệt kê những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài mà Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết. Thứ hai là phương pháp quy dẫn. Ở đây, Điều 410, khoản 1 dẫn đến những quy phạm đã áp dụng cho quan hệ quốc nội
·        Xác định thẩm quyền bằng phương pháp liệt kê
Trừ trường hợp yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng hay xác định cha mẹ (Điều 410, khoản 2, điểm c), nơi cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam của nguyên đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch không là dấu hiệu xác định thẩm quyền tài phán của Tòa án Việt Nam.
Ngược lại, nơi cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam của bị đơn công dân nước ngoài, người không quốc tịch là tiêu chí xác định thẩm quyền tài phán của Tòa án Việt Nam. Theo Điều 410, khoản 2 điểm b Bộ luật Tố tụng dân sự, « Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp bị đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam ». Bộ luật quy định là Tòa án Việt Nam có thẩm quyền khi bị đơn người nước ngoài có nơi “cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam”. Điều đó có nghĩa là khi bị đơn người nước ngoài chỉ có nơi “tạm trú tại Việt Nam” thi Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền tài phán.
Về cụm từ « cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam » , theo ông Thái Công Khanh, « nội dung của cụm từ này được thể hiện không chuẩn xác. Bởi lẽ, có người cư trú ở Việt Nam nhưng làm ăn, sinh sống ở nước ngoài; có người cư trú ở nước ngoài nhưng làm ăn, sinh sống ở nước ngoài; có người cư trú ở nước ngoài nhưng làm ăn, sinh sống ở Việt Nam »1. Thiết nghĩ, với cách quy định như trên thì cụm từ được hiểu là chỉ cần một trong những hoàn cảnh nêu trên tồn tại thì tòa án Việt Nam có thẩm quyền. Chẳng hạn, khi người nước ngoài làm ăn hoặc sinh sống hoặc cư trú ở Việt Nam thì điều kiện về thẩm quyền được thỏa mãn. Ở đây, không nhất thiết là người đó đồng thời phải cư trú, làm ăn và sinh sống ở Việt Nam.
Theo Điều 410, khoản 2 điểm a, Bộ luật Tố tụng dân sự, « Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có  yếu tố nước ngoài trong trường hợp bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc bị đơn có cơ quan quản lý tại Việt Nam».
Việc quy định Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết quan hệ dân sự khi bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở chính hoặc cơ quan quản lý tại Việt Nam là cần thiết. Theo Điều 4, Luật doanh nghiệp sửa đổi, «quốc tịch của doanh nghiệp là quốc tịch của nước, vùng lãnh thổ nơi doanh nghiệp thành lập, đăng ký kinh doanh». Vậy rất có thể một doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở nước ngoài nhưng có hoạt động chính ở Việt Nam. Trong trường hợp này, các đối tác của doanh nghiệp có quyền khởi kiện doanh nghiệp nước ngoài ra Tòa án Việt Nam. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng BLTTDS sử dụng cụm từ «trụ sở chính» nhưng không nêu rõ thuật ngữ này được hiểu như thế nào. Luật doanh nghiệp năm 2005 có định nghĩa thuật ngữ này theo đó « trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp» (Điều 35, khoản 1).
Theo Điều 410, khoản 2 điểm a, Bộ luật Tố tụng dân sự, «Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài  trong trường hợp bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam ». Như vậy, bên cạnh tiêu chí « trụ sở chính », chúng ta còn có tiêu chí « chi nhánh » ở Việt Nam để xác định thẩm quyền của Tòa án. BLTTDS không định nghĩa thế nào là « chi nhánh ». tuy nhiên, theo BLDS thì « chi nhánh không phải là pháp nhân » và « chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền » (Điều 92, khoản 3 và 4). Luật thương mại cũng có quy định về chi nhánh đối với thương nhân nước ngoài. Cụ thể , theo Điều 3, khoản 6, « văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép».
Theo điều 35, khoản 1, điểm a, BLTTDS, « Tòa án nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết ». Ở đây, Tòa án nơi pháp nhân có trụ sở có thẩm quyền với bất cứ tranh chấp nào liên quan đến pháp nhân. Bên cạnh đó, theo Điều 36, khoản 1, điểm g, « nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết ». Như vậy, Tòa án nơi pháp nhân có chi nhánh có thẩm quyền xét xử nhưng chỉ giới hạn đối với « tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh ». Đó là những quy định trong quan hệ không có yếu tố nước ngoài. Đối với quan hệ có yếu tố nước ngoài, mặc dù Bộ luật không nói rõ, liên quan đến trường hợp cơ quan, tổ chức nước ngoài có cho nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam, thiết nghĩa Tòa án Việt Nam chỉ nên chấp nhận thẩm quyền nếu đó là yêu cầu liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Theo Điều 410, khoản 2 điểm d, Bộ luật Tố tụng dân sự « Tòa án Việt Nam giải quyết các vị việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng có ít nhất một trong các đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài ». Ví dụ, một công ty nước A tổ chức du lịch cho một số công dân của nước B (công dân a, b, c, d) tại Việt Nam. Trong một lần đi du thuyền trên sông Mê Kông, thuyền bị đắm và công dân b nước B bị chết. Ông e là con của ông b hiện đang làm việc tại Việt Nam muốn kiện công ty a ra Tòa án Việt Nam để được bồi thường thiệt hại về tinh thần. Trong trường hợp này, sự việc xảy ra ở Việt Nam và có ít nhất một bên đương sự nước ngoài. Vật, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền.
Theo Điều 410, khoản 2 điểm d, « Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam nhưng có ít nhất một trong các đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài ».Ở đây, tòa án phải biết pháp luật áp dụng có phải là pháp luật Việt Nam hay không, Nếu là pháp luật Việt Nam thì tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết. Với quy định này, Tòa án nghien cứu pháp luật áp dụng trước khi biết mình có thẩm quyền hay không.
Theo điều 410, khoản 2 điểm đ, Bộ  luật Tố tụng dân sự, « Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ đề xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài, nhưng các đương sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam ». Ví dụ, A cư trú tại Việt Nam sang nước T du lịch, B cũng là công dân Việt Nam và cư trú, làm ăn ở nước T. Trong một lần đi nghỉ, xe của anh B đâm vào xe anh A và gây ra thiệt hại. Sự việc này xảy ra ở nước ngoài, cả hai đương sự là người Việt Nam và một bên cư trú tại Việt Nam nên Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết.
Bộ luật sử dụng cụm từ “nguyên đợn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam”. Từ cư trú phù hợp với thể nhân hơn so với pháp nhân. Song thiết nghĩ đây chỉ là một thiếu sót của việc soạn thảo. Nếu ở đây là “trụ sở”. Ví dụ Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp sau đây: Doanh nghiệp A và doanh nghiệp B Việt Nam cùng cạnh tranh trên thị trường Mỹ. Để có thêm khách hàng trên thị trường Mỹ, doanh nghiệp B cho là không lành mạnh. Nhằm được bồi thường thiệt hại mà bên B cho là bên A gây ra do những hành vì cạnh tranh trên, bên B khởi kiện bên A trước Tòa án Việt Nam và có trụ sở ở Việt Nam. Do vậy, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền tái phán theo Điều 410, khoản 2 điều đ, Bộ luật Tố tụng dân sự.
Theo điều 410, khoản 2 điều đ, Bộ luật Tố tụng dân sự, «Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài nhưng các đượng sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam ».Ví dụ, Doanh nghiệp A Việt Nam có chi nhánh ở nước B. C là công dân Việt Nam làm ăn sinh sống ở nước B. A và C ký kết một giao dịch ở nước B và thực hiện ở nước B (ví dụ hợp đồng lao động). Ở đây, giao dịch đượ ký kết, thực hiện ở nước ngoài và các bên không nêu rõ trong giao dịch pháp luật áp dụng. Theo điều 770, Bộ luật dân sự, « hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng » và, theo Điều 679, khoản 1 của Bộ luật, « quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác». Vậy giao dịch trên được điều chỉnh bởi pháp luật nước ngoài B vì giao dịch được ký và thực hiện tại nước B. Các bên đều là Việt Nam và một bên trụ sở ở Việt Nam. Do đó tòa án Việt Nam có thẩm quyền tài phán.
       Ngoài những trường hợp mà Tòa án Việt Nam có quyền tài phán như đã đề cập ở trên, Điều 410, khoản 2, Bộ luật Tố tụng dân sự còn liệt kê một số trường hợp khác. Ví dụ, theo Điều 410, khoản 2 điểm e và g, Bộ luật Tố tụng dân sự, «Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau đây: Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam; Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam ».
·        Xác định thẩm quyền bằng phương pháp quy dẫn
Theo Điều 410, khoản 1, BLTTDS, « thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo quy định tại chương III của Bộ luật này, trừ trường hợp Chương này có quy định khác ».
 Với quy định như vậy, thẩm quyền tài phán của Tòa án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài không chỉ được xác định theo Điều 410, khoản 2 mà còn có thể xác định theo Điều 410, khoản 2 mà còn có thể được xác định theo Điều 410, khoản 1. Vì Điều 410, khoản 1 dẫn đến Chương III của Bộ luật nên những yếu tố xác định của Tòa án có thẩm quyền đối với quan hệ quốc nội được sử dụng để xác định quyền tài phán quốc tế của tòa án Việt Nam.
So với phương pháp thứ nhất, phương pháp này ưu việt hơn. Với phương pháp thứ nhất, chúng ta chỉ biết Tòa án Việt Nam có thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế và chưa biết được Tòa án nơi nào có thẩm quyền giải quyết. Ngược lại, việc quy dẫn như Điều 410, khoản 1, không những phương pháp này cho phép biết được thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tóa án Việt Nam mà còn có thể cho biết thẩm quyền lãnh thổ cụ thể của Tòa án Việt Nam.
Để hiểu rõ thêm, xin dẫn một ví dụ. Danh sách liệt kê của Điều 410, khoản 2 không cho biết là Tòa án Việt Nam có thẩm quyền hay không khi bị đơn Việt Nam có cư trú hay trụ sở tại Việt Nam. Song, theo Điều 35, khoản 1-a (Chương III), « Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động». Áp dụng quy dẫn của Điều 410, khoản 1-a, chúng ta có thể khẳng định: Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc có yếu tố nước ngoài khi bị đơn Việt Nam có cư trú hay trụ sở tại Việt Nam và Tòa án nơi có cư trú hay trụ sở là Tòa án có thẩm quyền.
b. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Điều 411, BLTTDS quy định những trường hợp Tòa án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt. Ở đây, các nhà làm luật liệt kê các trường hợp Tòa án có thẩm quyền riêng biệt nhưng phần lớn là những trường hợp cụ thể, thuộc một phạm trù riêng biệt.
Theo khoản 1 điểm b và c, Điều 411, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt đối với “tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển mà người vận chuyển có trụ sở chính hoặc chi nhánh tại Việt Nam” và “vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam”.
Hoặc theo khoản 2 điểm c và d, Điều 411, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt về “tuyên bố công dân nước ngoài, người không quốc tịch mất tích, đã chết nếu họ có mặt ở Việt Nam tại thời điểm có sự kiện xảy ra mà sự kiện đó là căn cứ để tuyên bố một người mất tích, đã chết và việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam” và về “yêu cầu Tòa án Việt Nam tuyên bố công dân Việt Nam mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam.
Về ý nghĩa của thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam, theo Điều 356, khoản 3, BLTTDS, “những bản án, quyết định dân sự của tìa án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam nếu vụ án thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam”. Như vậy, khi tòa án nước ngoài thụ lý, giải quyết vụ việc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam thì bản án, quyết định của họ sẽ không được công nhận và cho thi hành ở Việt Nam.
Theo pháp luật Việt Nam, với một số điều kiện các bên có thể thỏa thuận chọn tòa án nước ngoài để giải quyết tranh chấp. Nhưng đối với những trường hợp mà Tòa án có thẩm quyền giải quyết riêng biệt thì thỏa thuận không có giá trị pháp lý. Trong trường hợp này, mỗi bên đều có quyền yêu cầu Tòa án Việt Nam giải quyết tranh chấp và Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết.
Ví dụ, trong một hợp đồng vận chuyển mà người vận chuyển có trụ sở chính ở Việt Nam, các bên có thỏa thuận là tranh chấp phát sinh từ hợp đồng sẽ được giải quyết tại tòa án của nước mà bên yêu cầu vận chuyển có trụ sở (ở nước ngoài). Theo khoản 1 điểm b, Điều 411, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền đối với “tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển mà người vận chuyển có trụ sở chính hoặc chi nhánh tại Việt Nam”. Do vậy, thỏa thuận trên không được chấp thuận ở Việt Nam và Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết.
a.Vấn đề bảo hộ pháp lý
              Tư pháp quốc tế ngày nay thừa nhận quyền của người nước ngoài được hưởng các quyền tố tụng dân sự tối thiểu và có nghĩa vụ phải thực hiện các yêu cầu tố tụng nhất định theo pháp luật nước sở tại khi thưa kiện tại toà án tư pháp nước sở tại đó.
Ở Việt Nam, công dân nước ngoài, người không quốc tịch, cơ quan., tổ chức nước ngòai, tổ chức quốc tế (gọi chung là cá nhân tổ chức nước ngoài) có quyền khởi kiện dén toà án của Việt Nam đẻ yêu càu bảo vệ quyền và nghĩa vụ lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm hoặc có tranh chấp. Khi tham gia tố tụng dân sự, các nhân cơ quan, tổ chức nước ngoài có quyền và nghĩa vụ như công dâ, cơ quan, tổ chức Việt Nam (Đ406 Bộ luật tố tụng dân sự).  Như vây, cá nhân, cơ quan,tổ chức nước ngoài về nguyên tắc, có quyền được nhà nước Việt Nam bảo hộ pháp lý  như đối với công dân cơ quan tổ chức Việt Nam.Nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở công nhận chế độ đãi ngộ như công dân khi cá nhân, tổ chức nước ngoài khởi kiện hoặc tham gia tố tụng dân sự tại các toà án Việt Nam.
Vấn đề bảo hộ pháp lý cần được nhấn mạnh trong các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với nước ngoài. ( Xem các các hiệp định giữa Việt Nam với các nước pháp, Liên Bang Nga…)
              Việc áp dụng nguyên tắc bảo hộ như công dân trong lĩnh vực tố tụng dân sự quốc tế cũng mang tính chất tương đối. Cho nên, nguyên tắc này cùng được áp dụng kèm theo chế độ báo phục quốc  khi quyền lợi chính đáng của công dân và pháp nhân Việt Nam Ở nước ngoài hữu quan bị xâm phạm hoặc không được nước hữu quan bảo hộ thoả đáng.( xem Điều 406 BLTTDS)
b. Vấn đề cược án phí
              Quyền khởi kiện của người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài trên thực tế sẽ bị hạn chế trong một mức độ nhất định khi áp dụng hạn định cược án phí. Theo nội dung của chế định này, ngyuên đơn là người nước ngoài khi muốn khởi kiện tại toà án một nước phải gánh chịu bảo đảm các chi phí tư pháp nhất định theo quy định của toà án đó, những chi phí này có thể do bị đơn gánh chịu toà bộ trong trường hợp nguyên đơn thắng kiện.
              Chế định cược án phí được áp dụng rộng rãi tại các nước tư bản, xong các quy định của các nước cũng khác nhau. ( Xem pháp luật của pháp, Bỉ, Hà Lan)
              Xem Điều406 BLTTDS Việt Nam.
              Trong các hiệp định tương trợ tư pháp ký kết giữa Việt Na với nước ngoài có quy định: Công dân nước ký kết không phải nộp cược án phí khi tham gia tố tụng dân sự trước toà án nước ký kết.( Xem Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Ba Lan, cu ba, Liên Bang Nga)
3.2.1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của công dân nước ngoài, người không quốc tịch
            Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của công dân nước ngoài, người không quốc tịch được xác định như sau:
            - Theo pháp luật của nước mà công dân đó có quốc tịch; trong trường hợp công dân có quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài thì theo pháp luật Việt Nam; trong trường hợp công dân có nhiều quốc tịch của nhiều nước ngoài khác nhau thì theo pháp luật của nước nơi công dân đó sinh sống, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định           khác;
            - Theo pháp luật Việt Nam, nếu công dân nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu        dài       tại            Việt     Nam;
            - Theo pháp luật của nước nơi người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu        dài;
            - Theo pháp luật Việt Nam, nếu hành vi tố tụng dân sự được thực hiện trên lãnh thổ Việt          Nam.
              Công dân nước ngoài, người không quốc tịch có thể được công nhận có năng lực hành vi tố tụng dân sự trên lãnh thổ Việt Nam, nếu theo quy định của pháp luật nước ngoài thì họ không có năng lực hành vi tố tụng dân sự, nhưng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì họ có năng lực hành vi tố tụng dân sự.
3.2.2. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan , tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế      trong tố tụng dân        sự
             Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan , tổ chức nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi cơ quan , tổ chức đó được thành lập, trừ trường hợp pháp         luật      Việt     Nam            quy            định     khác.
            Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của tổ chức quốc tế được xác định trên c sở điều ước quốc tế là căn cứ để thành lập tổ chức đó, quy chế hoạt động của tổ chức quốc tế hoặc điều ước quốc tế đã được ký kết với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Uỷ tác tư pháp là sự yêu cầu của cơ quan tư pháp một nước với các cơ quan tư pháp nước ngoài để thực hiện một số hành vi tố tụng riêng lẻ tại nước ngoài nhằm giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
            Nguyên tắc tương trợ tư pháp nói chung và nguyên tắc ủy thác tư pháp nói riêng trong  tố         tụng     dân            sự:
            - Việc tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự giữa Toà án Việt Nam và Toà án nước ngoài được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia  nhập,   phù      hợp      với       pháp    luật      Việt     Nam.
            - Trong trường hợp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài chưa ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế có quy định về tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự thì việc tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự có thể được Toà án Việt Nam chấp nhận trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không được trái pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.
            Toà án Việt Nam uỷ thác tư pháp cho Toà án nước ngoài hoặc thực hiện uỷ thác tư pháp của Toà án nước ngoài về việc tiến hành một số hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc theo nguyên tắc               đi                 lại.
             Toà án Việt Nam không chấp nhận thực hiện việc uỷ thác tư pháp của Toà án nước       ngoài   trong   các            trường             hợp      sau       đây:
            -  Việc thực hiện uỷ thác tư pháp xâm phạm đến chủ quyền của Việt Nam hoặc đe        doạ      đến      an            ninh     của      Việt     Nam;
            - Việc thực hiện uỷ thác tư pháp không thuộc thẩm quyền của Toà án Việt Nam.
4.4. Thủ tục ủy thác tư pháp
            - Việc Toà án Việt Nam uỷ thác tư pháp cho Toà án nước ngoài hoặc Toà án nước ngoài uỷ thác tư pháp cho Toà án Việt Nam phải được lập thành văn bản và gửi đến cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam.
            - Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nhận được văn bản uỷ thác tư pháp phải chuyển ngay cho Toà án Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài nhận văn bản uỷ thác của Toà án Việt Nam.
- Ngày,            tháng, năm lập văn bản uỷ thác tư pháp;
            -Tên, địa chỉ của Toà án uỷ thác tư pháp;
            -Tên, địa chỉ của Toà án thực hiện uỷ thác tư pháp;
            - Họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan , tổ chức có liên quan đến uỷ thác tư pháp;
            -Nội dung công việc uỷ thác;
            -Yêu cầu của Toà án uỷ thác.
            Gửi kèm theo văn bản uỷ thác là giấy tờ, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện uỷ thác, nếu có.
            Giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc ở ngoài lãnh thổ Việt Nam được Toà án Việt Nam công nhận nếu giấy tờ, tài liệu đó đã được hợp pháp hoá lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.
            Giấy tờ, tài liệu lập bằng tiếng nước ngoài phải được gửi cho Toà án Việt Nam kèm theo bản dịch ra tiếng Việt đã được công chứng, chứng thực hợp pháp.
5. Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Bản án, quyết định của tòa án nước ngoài.
Công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là việc tòa án của một nước thừa nhận hiệu lực pháp lý của bản án, quyết định của tòa án nước khác và cho phép thi hành trên lãnh thổ nước mình bản án, quyết định dân sự đó.
Về mặt nguyên tắc, bản án, quyết định của cơ quan tài phán chỉ có hiệu lực pháp luật trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia có cơ quan tài phán đó. Điều này xuất phát từ chủ quyền quốc gia. Do vậy, để bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được thi hành trên lãnh thổ một quốc gia, trước hết phải có sự công nhận và cho phép thi hành bản án, quyết định đó từ phía cơ quan có thẩm quyền của nước nơi được yêu cầu. Vấn đề này được quy định trong các điều ước quốc tế và trong pháp luật quốc gia. Từ đây đã hình thành chế định công nhận và thi hành bản án quyết định dân sự của tòa án nước ngoài. Trong thực tiễn, chế định này giữa một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia vào quan hệ dân sự quốc tế. Và mặc dù còn rất nhiều quan điểm khác nhau về phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế nhưng hầu hết các nước đều thừa nhận đây là một trong những nội dung quan trọng của tư pháp quốc tế.
Trên thực tế, có bản án, quyết định của tòa án nước ngoài chỉ cần công nhận, nhưng có bản án quyết định vừa cần được công nhận vừa cần được thi hành (ví dụ bản án về ly hôn mà không có tranh chấp tài sản chỉ cần công nhận; bản án về việc giải quyết tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh hoặc liên quan đến hợp đồng mua bán thì phải vừa công nhận vừa thi hành).
Xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế cũng như các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự, về mặt nguyên tắc, tòa án của một nước không thể xét lại nội dung bản án của tòa án nước ngoài tuyên dưới bất cứ hình thức nào. Thực tiễn cho thấy trong giai đoạn xem xét để công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài, tòa án nước được yêu cầu chỉ làm nhiệm vụ xác định xem bản án, quyết định của tòa án nước ngoài có đáp ứng các điều kiện về công nhận và thi hành bản án của tòa án nước ngoài được quy định trong các điều ước quốc tế có hiệu lực giữa các nước hữu quan hoặc có phù hợp với pháp luật nước mình hay không chứ không xem xét lại nội dung vụ án đã được xét xử.
Chế định công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là một chế định pháp luật non trẻ tại Việt Nam. Mặc dù trong các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước đều có quy định việc tòa án các nước ký kết có nghĩa vụ công nhận và thi hành bản án của tòa án nước ký kết kia. Nhưng trình tự, thủ tục công nhận và thi hành thì không được quy định cụ thể. Trên thực tế, trong một thời gian dài tại Việt Nam, đây cũng không phải là vấn đề đòi hỏi của thực tiễn. Tuy nhiên, kể từ khi Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, quan hệ về nhiều mặt đã được thiết lập và mở rộng với các nước thì vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài đã trở nên cấp thiết. Để góp phần và mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác với các nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của công dân, pháp nhân, tổ chức Việt Nam và cá nhân, tổ chức nước ngoài, ngày 14-4-1993 Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài đã được ban hành. Pháp lệnh gồm 26 điều chia làm 4 chương, trong đó quy định một loạt các vấn đề mới cả từ góc độ lý luận và thực tiễn áp dụng Pháp lệnh trên đã bộc lộ một số hạn chế, đặc biệt về cơ sở pháp lý cho việc công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài. Khi quy định nguyên tắc công nhận và thi hành bản án của tòa án nước ngoài điệu 2 Pháp lệnh quy định:
“ Tòa án Việt Nam chỉ xem xét để công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
a)                Bản án, quyết định của tòa án của nước ngoài mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế về vấn đề này.
b)                Bản án, quyết định được pháp luật Việt Nam quy định công nhận và cho thi hành”.
      Vào thời điểm này, nhà nước Việt Nam chưa có văn bản pháp luật nào quy định về công việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, do đó, trên thực tế, cơ sở pháp lý cho việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam chỉ được tiến hành dựa trên điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Ngáy 24/7/1993 Bộ tư pháp – Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên ngành số 04 – TT/LN, trong đó quy định: “ hiện nay tòa án Việt Nam chỉ xét xử việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án các nước đã ký kết với Việt Nam hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự, trong đó có quyết định việc công nhận và thi hành bản án. Quyết định dân sự của tòa án mỗi nước ký kết “. Quy định trên đã bó hẹp phạm vi áp dụng của Pháp lệnh vì vào thời điểm này, Việt Nam mới ký kết chưa tới 10 Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước. Và thực tiễn cho thấy rằng, với những nước đã ký kết điều ước quốc tế với Việt Nam, nhu cầu về công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án là không nhiều trong khi đó với những nước chưa ký kết điều ước quốc tế như Úc, Đài Loan, Anh… thì nhu càu này lại rất cao, đặc biệt đối với các bản án ly hôn. Chính vì lý do này, pháp lệnh trên hầu như đã không được áp dụng trên thực tế.
Ngày 15/6/2003, Bộ luật Tố tụng dân sự được Quốc hội khóa XI thông qua đã phát điển hóa các nội dung của pháp lệnh trên với những sửa đổi, bổ sung thích hơp trong phần thứ sáu của Bộ luật.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được hiểu là bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định về tài sản của bản án, quyết định hình sự, hành chính của tòa án nước ngoài và bản án, quyết định khác của tòa án nước ngoài mà theo luật của Việt Nam được coi là bản án, quyết định dân sự.
Cơ sở pháp lý để Tòa án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là các điều ước quốc tế có quy định về vấn đề bày trên cơ sở pháp luật Việt Nam hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.2 Với quy định này, pháp luật Việt Nam đã mở rộng cơ sở pháp lý cho việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài.
Về nguyên tắc, bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành. Đối với bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận thì đương nhiên được công nhận tại Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành Viên. Tòa án Việt Nam chỉ xem xét việc không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam khi có đơn yêu cầu không công nhận. Như cậy, pháp luật Việt Nam đã chia các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài có yêu cấu được công nhận và thi hành tại Việt Nam thành hai loại:
-         Bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam
-         Bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
Quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài tại Việt Nam được dành cho người được thi hành hoặc ngoài đại diện hợp pháp của họ nếu cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài có tại Việt Nam vào thời điểm gởi đơn yêu cầu Tòa án Việt Nam không công nhận bản án. Quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài phải được gửi đến Bộ tư pháp Việt Nam2 và gửi kèm theo đơn yêu cầu là các giấy tờ, tài liệu được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp điều ước quốc tế không quy định hoặc không có điều ước quốc tế liên quan thì kèm theo đơn yêu cầu phải có bản sao hợp pháp bản án, quyết định của tòa án nước ngoài; văn bản xác nhận bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, chưa hết thời hiệu thi hành và cần được thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp trong văn bản án, quyết định đó đã thể hiện rõ những điểm này; văn bản xác nhận việc gửi cho người thi hành bản sao bản án, quyết định đó. Trường hợp người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó vắng mặt tại phiên tòa của tòa án nước ngoài thì phải có văn bản xác nhận người đó đã được triệu tập hợp lệ. Các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài, được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.
Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, các giấy tờ, tài liệu kèm theo, Bộ tư pháp phải chuyển hồ sơ đến tòa án có thẩm quyền. Theo Điều 34, 35 Bộ luật Tố tụng dân sự thì tòa án có thẩm quyền xét đơn theo yêu cầu là tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người phải thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành án là cá nhân hoặc nơi người thi hành án có trụ sở, nếu người phải phải thi hành án là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan tới việc thi hành án nước ngoài. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bộ tư pháp chuyển đến, tòa án có thẩm quyền phải thụ lý và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày thụ lý, tùy từng trường hợp mà Tòa án ra một trong các quyết định:
a) Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu, nếu người gởi đơn rút đơn yêu cầu hoặc người p/ thi hành đã tự nguyện thi hành hoặc người phải thi hành là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó không được thừa kế hoặc nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó đã được giải quyết  theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại hồ sơ cho Bộ tư pháp trong trường hợp không đúng thẩm quyền hoặc không xác định được địa chỉ của người phải thi hành hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành;
c) Mở phiên họp xét đơn yêu cầu1.
Tòa án phải mở phiên họp trong thời hạn một tháng, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
Việc xét đơn yêu cầu được tiến hành tại phiên họp do một hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba thẩm phán, trong đó một thẩm phán làm chủ tọa theo sự phân công của Chánh án Tòa án. Kiểm sát viên viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp. Phiên họp được tiến hành với sự có mặt của người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ; nếu họ vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên họp. Việc xét đơn yêu cầu vẫn được tiến hành nếu người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có đơn yêu cầu tòa án xét đơn vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
Tại phiên họp, theo nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi tại các nước, hội đồng không xét xử lại vụ án mà chỉ kiểm tra, đối chiếu bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, các giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu với các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để quyết định. Kết thúc phiên họp, hội đồng có quyền ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc quyết định không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài.1 Bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trong những trường hợp được quy định tại Điều 356 Bộ luật Tố tụng dân sự. Theo đó bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
1. Bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật của nước có tòa án đã ra bản án, quyết định đó.
2. Người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã vắng mặt tại phiên tòa của tòa án nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ.
3. Vụ án thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam.
4. Về cùng vụ án này đã có bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam hoặc của Tòa án nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận hoặc trước khi cơ quan xét xử của nước ngoài thụ lý vụ án, Tòa án Việt Nam đã thụ lý và đang giải quyết vụ án đó.
5. Đã hết thời hiệu thi hành án theo pháp luật của nước có tòa án đã ra bản án, quyết định dân sự đó hoặc theo pháp luật Việt Nam.
6. Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam có hiệu pháp luật như bản án, quyết định dân sự của Tòa án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự.
Thủ tục xét đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam được quy định từ Điều 360 đến Điều 363 Bộ luật Tố tụng dân sự. Theo đó, trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận được bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam, đương sự, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gởi đơn đến Bộ Tư pháp Việt Nam yêu cầu Tòa án Việt Nam không công nhận bản án, quyết định dân sự đó. Đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân cự của Tòa án nước ngoài phải có các nội dung chính theo Điều 361 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Việc chuẩn bị xét đơn yêu cầu và việc xét đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được tiến hành theo quy định tại Điều 354 và Điều 355 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Kết thúc phiên họp, hội đồng xét đơn yêu cầu có quyền ra một trong các quyết định sau đây:
- Không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài;
- Bác đơn yêu cầu không công nhận.
Bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam không được công nhận trong các trường hợp quy định tại Điều 356 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Quyết định của Tòa án Việt Nam công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài có thể bị kháng cáo kháng nghị theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Trọng tài thương mại quốc tế, đó được quy định tại điều 1 của luật mẫu  về trọng tài thương mại UNCITRAL, trong đó trọng tài được coi là trọng tài quốc tế nếu có một số các tiêu chí sau:
-Trụ sở chính của các bên vào thời điểm lập thoả thuận trọng tài, ở các nước khác nhau
-Một trong các địa điểm sau nằm ở nước ngoài so với trụ sở chính của một trong các bên:
·           Nơi tiến hành trọng tài
·           Nơi thực hiện nghĩa vụ  là đối tượng cơ bản phát sinh từ quan hệ thương mại,
·           Nơi đối tượng của tranh chấp có mối quan hệ gắn bó nhất
Các bên cũng có thể thoả thuận một cách rõ ràng rằng đối tượng của thoả thuận trọng tài có mối quan hệ với nhiều nước.
       Quy chế pháp lý của các tổ chức trọng tài đã được quy định trong pháp luật của các quốc gia, các điều ước quốc tế đa phương hoặc song phương giữa các quốc gia, tập quán thương mại quốc tế về trọng tài, trong các văn bản pháp luật của các quốc gia…
·        Quy định của pháp luật Việt Nam
1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
            Về đối tượng trọng tài: Nhìn chung, theo quy định của luật pháp các nước thì các  vấn đề không thuộc thẩm quyền của  trọng tài chủ yếu liên quan đến các vấn đề về nhân thân, các tranh chấp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, về phá sản, bảo hiểm, trật tự công…
            Theo quy định của pháp lệnh trong tài thương mại hoạt động thương mại bao gồm: Mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ; phân phối ; đại diện; đại lý thương mại, ký gửi, thuê, cho thuê, thuê mua, xây dựng, tư vấn, kỹ thuật, Lixăng, đầu tư, tài chính , ngân hàng, bảo hiểm, thăm dò, khai thác, vận chuyển hàng hóa hành khách bằng đường không, đường biển, đường sắt, đường bộ, và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật
   Căn cứ xác định thẩm quyền trọng tài:  Các tổ chức trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên trong việc giải quyết tranh chấp mà chỉ có thẩm quyền trên cơ sở của thoả thuận trọng tài. Theo khỏan 2, điều 3 Luật trọng tài thương mại thì: Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.
            Luật trọng tài thương mại cũng đã phân định được thẩm quyền của trọng tài và toà án: Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được (điều 6)
            Điều 18 Luật trọng tài thương mại qui định đã có sự phân biệt rõ về thẩm quyền của Toà án và trọng tài như sau: Toà án sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong ba trường hợp, mặc dù các bên đã có thoả thuận trọng tài nhưng thoả thuận trọng tài vô hiệu:
1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này.
5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
            Khác với phương thức giải quyết tranh chấp khác (cụ thể là tòa án), giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có nhiều điểm thuận lợi đối với các bên:
STT
NỘI DUNG
TÒA ÁN
TRỌNG TÀI
1
Thẩm quyền
Đương nhiên
Từ TTTT của các bên
2
Phạm vi
Tất cả các lĩnh vực phát sinh trong đời sống xã hội: Thương mại, dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, đất đai, hành chính, hình sự.
Hầu như chỉ bao gồm các tranh chất phát sinh trong hoạt động thương mại
3
Tính chung thẩm
Các bản án, quyết định của tòa án được kháng cáo, kháng nghị.
Quyết định của trọng tài là chung thẩm.
4
Sự công nhận
quốc tế
Phán quyết của tòa án thường ít đạt được sự công nhận quốc tế. Phán quyết của tòa án muốn công nhận ở nước khác thường thông qua hiệp định song phương hoặc quy tắc rất nghiêm ngặt.
Phán quyết của trọng tài đạt được sự công nhận quốc tế thông qua hàng loạt các điều ước quốc tế, đặc biệt là công ước New york năm 1958 về công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài.
5
Tính trung lập
Mặc dù tòa án quốc gia có khách quan, họ vẫn phải sử dụng ngôn ngữ và áp dụng quy tắc tố tụng của quốc gia họ và thường trùng với quốc tịch của một bên.
Các bên có quyền bình đẳng về nơi: nơi tiến hành tố tụng, quy tắc tố tụng, ngôn ngữ, quốc tịch TTV, và đại diện pháp lý.
6
Năng lực chuyên môn của những người phán xử
Các thẩm phán thường có chuyên môn trong một số lĩnh vực nhất định mà phải giải quyết tất cả các tranh chấp thuộc các lĩnh vực khác nhau
TTV là người có trình độ chuyên môn sau trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp
7
Tính linh hoạt
Tòa án quốc gia bị rằng buộc bởi các quy tắc tố tụng nghiêm ngặt
Quy tắc tố tụng trọng tài rất linh hoạt, việc xác định thủ tục trọng tài, phiên họp giải quyết tranh chấp, địa điểm phiên họp giải quyết tranh chấp, nơi các TTV gặp gỡ, soạn quyết định trọng tài.
8
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Áp dụng trực tiếp
Áp dụng gián tiếp thông qua sự hỗ trợ của Tòa án.
9
Thời gian giải quyết tranh chấp
Thường bị trì hoãn và kéo dài
Thường nhanh hơn tòa án, các bên có thể thỏa thuận việc giải quyết tranh chấp trong một thời gian ngắt nhất.
10
Nhân chứng
Tòa án là cơ quan đại diện cho chủ quyền quốc gia, có quyền triệu tập nhân chứng và bên thứ ba ra tòa án. Thể hiện sức mạnh cưỡng chế mà trọng tài không có
TTV không có quyền triệu tập bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của họ và không có quyền yêu cầu một bên phải mời nhân chứng đến.
11
Tính bí mật
Nguyên tắc xét xử tại tòa án là công khai, nên không có khả năng giữ được thông tin
Nguyên tắc xét xử kín, nên giữ được bí mật kinh doanh.
12
Chi phí
Các bên không phải trả chi phí cho Thẩm phán ngoại lệ phí hành chính rất phù hợp
Các bên phải trả trước thù lao, chi phí đi lại, ăn ở cho các TTV,  cũng như chi phí cho tổ chức trọng tài thường trực

Hiện nay trên thế giới số lượng các tổ chức trọng tài có uy tín cao, hoạt động trong mọi lĩnh vực của quan hệ thương mại quốc tế ngày càng nhiều, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các giao dịch của thương mại quốc tế. Có thể kể đến các trung tâm có uy tín như:
·                       Toà án trọng tài quốc tế ICC thuộc phòng thương mại và công nghiệp Paris, (International Court of Arbitration)   Được thành lập  năm 1923, Toà án trọng tài quốc tế là một trong những thiết chế trọng tài quốc tế đầu tiên trên thế giới, có vai trò giải quyết các tranh chấp phức tạp nhất trong lĩnh vực thương mại quốc tế trên cơ sở qui chế hoà giải và trọng tài do phòng thương mại và công nghiệp Paris soạn thảo.
Thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài quốc tế trước phòng thương mại quốc tế Paris ICC
Trước hết để có thể đưa tranh chấp ra giải quyết trước Phòng Thương mại quốc tế thì ngay trong hợp đồng của mình các bên đã phải thoả thuận một điều khoản trọng tài theo mẫu quy định (Ví dụ : “Mọi tranh chấp liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết thông qua trọng tài, theo đúng các quy định của quy chế hoà giải và trọng tài của phòng Thương mại quốc tế…”)
+ Các bên phải có đơn yêu cầu theo mẫu qui định của quy tắc tố tụng trọng tài
+ Chỉ định trọng tài viên theo danh sách của trung tâm, hoặc yêu cầu Trung tâm trọng tài chỉ định trọng tài viên ngoài danh sách của trung tâm trọng tài.Các trọng tài viên có thể được chỉ định để thành lập một hội đồng trọng tài Adhoc gồm một hoặc ba trọng tài viên.
+ Giai đoạn xét xử
+ Giai đoạn ra phán quyết và thực thi phán quyết: Phán quyết được thông qua trên cơ sở nguyên tắc nhất trí, theo đa số, và phải được các bên tự nguyện thi hành.
·        Toà án trọng tài quốc tế London (LCIA) thành lập năm 1892,
·        Hiệp hội trọng tài Hoa  Kỳ(AAA), thành lập năm 1926,
·        Trung tâm quốc tế giải quyết các tranh chấp về đầu tư (ICSID) thành lập năm 1965,
 ở khu vực châu á có thể kể đến trung tâm trọng tài quốc tế Hongkong(HKIAC), thành lập năm 1985, uỷ ban trọng tài thương mại và kinh tế Trung Quốc (CIETAC), hành lập năm 1954, trung tâm trọng tài Kualalampua thành lập năm 1978…Mô hình chung của các tổ chức trọng tài thương mại quốc tế hiện nay là các tổ chức trọng tài quy chế, phi chính phủ được thành lập ở các quốc gia các tổ chức trọng tài này đều có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại quốc tế.
            Trọng tài không có thẩm quyền giả quyết tranh chấp đương nhiên mà chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi được các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan thoả thuận chỉ định. Như vậy, thẩm quyền  của trọng tài được xác lập trên cơ sở thoả thuận trọng tài.
            Thoả thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại, thoả thuận trọng tài giữ vai trí đặc biệt quan trọng:
·        Là cơ sở pháp lý để quá tŕnh trọng tài tiếp tục thực hiện mặc dù có một trong các bên tự động rút lui hoặc lẫn tránh;
·        Là cơ sở pháp lư cho việc công nhận và cho thi hành quyết của trọng tài nước ngoài;
·        Là bộ phận cấu thành của hợp đồng nhưng thoả thoả thuận trọng tài có giá trị pháp lư độc lập: dù hợp đồng bị tuyên bị tuyên xử vô hiệu th́ thoả thuận trọng tai vẫn giữ nguyên giá trị.
Nụ̣i dung của thoả thuận trọng tài bao gồm những điểm cơ bản sau:
·        Lựa chọn hình thức trọng tài;
·        Lựa chọn hình thức trọng tài;
·        Lựa chọn địa điểm trọng tài;
·        Lựa chọn  luật áp dụng cho thủ tục trọng tài;
·        Lựa chọn ngôn ngữa được sử dụng trong quá tŕnh xét xử trọng tài;
·        Thanh toán về chi phí và lệ phí trọng tài.
·        Cam kết thi hành quyết định trọng tài.
Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi có tranh chấp xảy ra
            Điều kiện quan trọng để xác định giá trị pháp lý của thoả thuận trọng tài về mặt hình thức là thoả thuận trọng tài phải thể hiện một cách rõ ràng ý chí của các bên,  được lập thành văn bản hoặc các hình thức điện tử khác. Thoả thuận trọng tài có thể là một điều khoản trong hợp đồng hoặc là một thoả thuận riêng. Quy định này hoàn toàn phù hợp với thông lệ và pháp luật quốc tế.
   Theo Điều 16 Luật trọng tài thương mại thì hình thức thoả thuận trọng tài  phải thỏa mãn các điều kiện sau:
1. Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
2. Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
       Thủ tục tố tụng trọng tài bắt đầu bằng một đơn kiện do nguyên đơn nộp cho trung tâm trọng tài. Theo quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, ban hành theo quyết  quyết định số 204/ TTg ngày 28/4/1993 của thủ tường chính phủ nước cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam, đơn kiện phải ghi rõ:
·        Tên và địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn;
·        Các yêu cầu của bị đơn, có tŕnh bày sự việc kèm theo bằng chứng;
·        Những căncứ pháp lư dựa vào đó để đi kiện;
·        Tên trong tài viên mà nguyên đơn chọn hoặc đề nghị với chủ tịch trung tâm trọng tài chỉ định trong tài viên cho ḿnh.
Xem quy tắc tố tụng trọng tài của UNCITRAL, Của trung tâm trọng tài quốc tế singapore, trung tâm trọng tài khu vực kuala Lumpur. Hiệp hội trọng tài hoa kỳ, của pḥng thương mại quốc tế Pari, của toà án trọng tài quốc tế Lndon…
Giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài (điều 14 Luật trọng tài thương mại), Trong các tranh chấp có yếu tố nước ngoài, pháp luật Việt Nam cho phép các bên:
-                Tự do thỏa thuận trọng tài ( địa điểm, ngôn ngữ...)
-                Tự do lựa chọn trọng tài viên trong nước hoặc quốc tế
-                Tự do lựa chọn quy tắc tố tụng trọng tài
-                Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp là luật do các bên lựa chọn với điều kiện việc áp không trái với nguyên tắc  cơ bản của pháp luật Việt Nam. Trường hợp các bên không chọn luật áp dụng Hội đồng trọng tài sẽ quyết định việc chọn luật áp dụng.
3.2. Chọn và chỉ định trọng tài viên
·        Thành lập Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên
      Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày Trung tâm nhận được Đơn kiện của Nguyên đơn và các tài liệu kèm theo quy định tại Điều 7 của Quy tắc này, Trung tâm gửi cho Bị đơn Đơn kiện và các tài liệu kèm theo của Nguyên đơn, tên Trọng tài viên mà Nguyên đơn chọn hoặc tên Trọng tài viên mà Chủ tịch Trung tâm chỉ định cùng với Danh sách Trọng tài viên.
            Nếu các bên không có thỏa thuận khác thì trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được Đơn kiện của Nguyên đơn và các tài liệu kèm theo do Trung tâm gửi đến, Bị đơn phải chọn một Trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên và thông báo cho Trung tâm biết hoặc yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định một Trọng tài viên cho mình. Trường hợp có nhiều Bị đơn thì các Bị đơn phải thống nhất chọn một Trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên hoặc thống nhất yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định một trọng tài viên cho các Bị đơn.
Trong vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Bị đơn có thể chọn một Trọng tài viên có tên trong hoặc ngoài Danh sách Trọng tài viên hoặc yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định một Trọng tài viên cho mình. Trường hợp có nhiều Bị đơn thì các Bị đơn phải thống nhất chọn một Trọng tài viên có tên trong hoặc ngoài Danh sách Trọng tài viên hoặc thống nhất yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định một Trọng tài viên cho các Bị đơn. Nếu chọn Trọng tài viên ngoài Danh sách Trọng tài viên, Bị đơn phải thông báo cho Trung tâm họ tên và địa chỉ liên lạc của Trọng tài viên mà Bị đơn chọn. Trường hợp Bị đơn yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên, Chủ tịch Trung tâm sẽ chỉ định một Trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên.
            Nếu Bị đơn không chọn Trọng tài viên hoặc không yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên thì trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn ba mươi (30) ngày nêu trên, Chủ tịch Trung tâm chỉ định một Trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên làm Trọng tài viên cho Bị đơn.
            Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày hai Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được Chủ tịch Trung tâm chỉ định làm Trọng tài viên giải quyết vụ tranh chấp, hai Trọng tài viên này phải chọn Trọng tài viên thứ ba có tên trong Danh sách Trọng tài viên làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài. Hết thời hạn này, nếu hai Trọng tài viên được chọn hoặc được chỉ định không chọn được Trọng tài viên thứ ba thì trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn, Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên thứ ba có tên trong Danh sách Trọng tài viên làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài và thông báo cho các bên.
·        Thành lập Hội đồng Trọng tài gồm Trọng tài viên duy nhất
Trong trường hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do Trọng tài viên duy nhất giải quyết thì trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu chọn Trọng tài viên của Trung tâm, các bên phải thống nhất chọn một Trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên và thông báo cho Trung tâm hoặc yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên cho mình.
Trong vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, các bên có thể chọn một Trọng tài viên có tên trong hoặc ngoài Danh sách Trọng tài viên hoặc yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên cho mình. Trường hợp chọn Trọng tài viên ngoài Danh sách Trọng tài viên, các bên phải thông báo cho Trung tâm họ tên và địa chỉ liên lạc của Trọng tài viên mà các bên chọn. Trường hợp các bên yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên, Chủ tịch Trung tâm sẽ chỉ định một Trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên làm Trọng tài viên duy nhất.
            Trong trường hợp các bên không thống nhất được việc chọn Trọng tài viên duy nhất thì một bên trong các bên có quyền yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên duy nhất để giải quyết vụ tranh chấp. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu chỉ định Trọng tài viên của một trong các bên, Chủ tịch Trung tâm chỉ định một Trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên làm Trọng tài viên duy nhất.
3.2.2.
Theo quy tắ́c tố tụng trọng tài UNCITRAL
            a. trong trường hợp bên nguyên đơn trong đơn kiện của mình có đề nghị trọng tài biên duy nhất, mà trong vọng ba mươi ngày hai bên vẫn không thống nhất được việc chỉ định trọng tài viên duy nhất thì cơ quan trọng tài xẽ chỉ định trọng tài viên duy nhất.
            Nếu các bên không thoả thuận được việc chọn cơ quan trọng tài hoặc nếu cơ quan trọng tài được chọn lại từ chối, thì trong vòng 60 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu của bên kia một bên có thể yêu cầu tổng thư kư toà án trọng tài thường trực tại La hay chọn cơ quan trọng tài khác. Trong thời gian sớm nhất cơ quan trọng tài sẽ chỉ định một trọng tài biên duy nhất theo tŕnh tự sau đây:
            - Cơ quan trọng tài sẽ thông báo cho cả hai bên bản danh sách có ghi tên trọng tài viên ( ít nhất là ba trọng tài viên);
            - Trong ṿng 15 ngày sau khi nhận được bản danh sách trọng tài viên, mỗi bên phải xoá những tên ghi trong danh sách mà ḿnh không đồng ư, đồng thời liệt kê các tên c̣n lại theo thứ tự ưu tiên và gửi cho cơ quan trọng tài;
            - sau thời hạn trên, cơ quan trọng tài sẽ chỉ định một trọng tài viên duy nhất theo thứ tự ưu tiên của các bên;
            - Nếu vì một lý do nào đó mà việc chỉ định không thể tiến hành theo tŕnh tự trên thì cơ quan trọng tài có thể chỉ định một trọng tài viên duy nhất.
            Trong quá tŕnh chỉ định cơ quan trọng tài cần thận trọng nhằm chỉ ra được trọng tài viên độc lập, vô tư, chú ư đến việc chọn một trọng tài viên có quốc tịch khác với quốc tịch các bên
            b. Trong trường hợp uỷ ban trọng tài do các bên thoả thuận, gồm ba trọng tài th́ mỗi bên xẽ chỉ định một trọng tài viên cho ḿnh, hai trọng tài viên được chọn sẽ chọn trọng tài viên thứ ba hoạt động với tư cách là trọng tài viên chủ tịch uỷ ban trọng tài. Nếu trong ṿng 30 ngày sau khi chỉ định trọng tài viên thứ hai mà hai trọng tài viên vẫn không thồng nhất được trọng tài viên chủ toạ th́ cơ quan trọng tài sẽ đứng ra chỉ định trọng tài viên này theo tŕnh tự nguyên tắc chỉ định trọng tài viên duy nhất.
            Khi yêu cầu cơ quan trọng tài chỉ định trọng tài viên th́ bên yêu cầu phải gửi cho cơ quan trọng tài:
- Một bản sao thông báo trọng tài;
- Một bản sao hợp đồng mà từ đó tranh chấp phát sinh.
 c. Việc băi miễn và thay thế trọng tài theo nguyên tắc sau đây:
            - Bất kỳ trọng tài viên nào cũng có thể bị băi miễn nếu có các vấn đè gây nên sự nghi ngờ về tính vô tư và độc lập của người đó;
- Một bên có thể băi miễn trọng tài viên do ḿnh chỉ định trong trường hợp bên đó sau khi chỉ định mới biết được lư do nêu trên;
- Trong ṿng 15 ngày sau khi công bố việc băi miễn, bên băi miễn sẽ thông báo bằng văn bản có ghi rơ lư do băi miễn cho bên kia, cho trọng tài viên bị băi miễn và cho các thành viên khác của uỷ viên trọng tài.
Nếu bên kia không tán thành việc băi miễn và trọng tài viên bị băi miễn không chịu rút lui th́:
- Cơ quan trọng tài được chọn sẽ quyết định việc băi miễn;
- Trong trường hợp khác sẽ do tổng thư kư toà án trọng tài La hay quyết định.
3.3. Thủ tục xét xử
sau khi chọn hoặc chỉ định, trọng tài viên nghiên cứu hồ sơ tiến hành công tác điều tra bằng mọi biện pháp thích hợp.
Ngày xét sử sẽ do chủ tịch uỷ ban trọng tài ấn định. Các bên đương sự được triệu tập đến phiên họp xét sử bằng giáy triệu tập. Giấy triệu tập phải gửi trong thời hạn 30 ngày trước ngày xét sử.
Địa điểm xét sử được tiến hành tại hà nội hoặc tại một địa điểm khác trên lănh thổ Việt Nam.
Các bên có thể trực tiếp tham gia vào quả tŕnh xét sử hoặc uỷ quyền cho người khác thay mặt. Các bên có thể mời luật sư để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Trường hợp một hoặc các bên vắng mặt mà không có lư do chính đáng, th́ uỷ ban trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất có thể tiến hành xét sử căn cứ vào tài liệu và chứng cứ đă có. Nếu các bên yêu cầu, uỷ ban trọng tài có thể căn cứ vào hồ sơ để quyết định mà không cần có mặt đương sự.
Trong khi xét sử, uỷ ban trọng tài sử dụng tiếng việt. Các bên đương sự có thể yêu cầu trung tâm cấp phiên dịch.
Uỷ ban trọng tài giải quyết tranh chấp sẽ căn cứ vào điều khoản hiệp đồng, vào luật áp dụng trong vụ tranh chấp, vào các điều ước quốc tế có liên quan và có tính đến các tập quán thương mại và thông lệ quốc tế. Các vụ kiện được xét sử kín. Nếu có sự đồng ư của các bên, uỷ ban trọng tài có thể cho phép những người không tham gia vụ kiện được dự phiên họp xét xử.
Khi quyết định, Uỷ ban trọng tài sẽ biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Nếu không đạt được biểu quyết theo đa số th́ chủ tịch uỷ ban trọng táiex điều tra quyết định trọng tài viên duy nhất.
Phiên họp xét xử phải được ghi biên bản, do thư ký phiên họp ghi và do chủ tịch uỷ ban trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất ký.
3.3.2. Theo quy tắc trọng tài của UNCITRAL, dù Uỷ ban trọng tài có thể tiến hành trọng tài theo cách thức nào nhưng vẫn phải đảm bảo theo nguyên tắc bình đẳng giữa các bên và đảm bảo cho cho mỗi bên đều có đủ cơ hội tŕnh bày vụ việc của mình ở bất kỳ gia đoạn nào của quá trình trọng tài. Nếu có một bên yêu cầu, thì uỷ ban trọng tài sẽ tổ chức nghe tŕnh bày chứng cứ qua các nhân chứng hoặc nghe tranh luận giữa các bên.
·        Về địa điểm trọng tài
Nếu các bên đương sự không có thoả thuận khác th́ uyer ban trọng tài sẽ tự xác định địa diểm trọng tài trên cơ sở có tính đến các hoàn cảnh liờn quan.
·        Về ngôn ngữ
Theo thoả thuận của các bên, ngay sau khi được thành lập, uỷ ban trọng tài sẽ xác định ngôn ngữ được dùng trong quá tŕnh tố tụng. Ngôn ngữ này được dùng để viết đơn yêu cầu, đơn biện minh và các giải tŕnh bằng văn bản, kể cả các buổi tŕnh bày tranh luận miệng nếu có.
·        Về phản đối thẩm quyền của uỷ ban trọng tài
Uỷ ban trọng tài có quyền quyết định đối với các ý kiến phản đối thảm quyền của mình, kể cả việc phản đối đến sự tồn tại và hiệu lực của thoả thuận trọng tài. Theo bản quy tắc này, thì thoả thuận trọng tài được coi như một thoả thuận độc lập so với các điều khoản khác của hợp đồng. Cho nên khi hợp đồng bị tuyên sử vô hiệu cũng không ảnh hưởng dến hiệu lực của thoả tuận trọng tài.
·        Về chứng cứ và nghe tŕnh bày.
Theo quy tắc này, mỗi bên đều có trách nhiệm chứng minh các vấn đề làm cơ sở đảm bảo cho đơn yêu cầu hoặc đơn biện minh của ḿnh. Ở bất kỳ gia đoạn nào của quá tŕnh tố tụng uỷ ban trọng tài có thể yêu cầu các bên xuất tŕnh các tài liệu, tang vật hay chứng cứ khác trong thời gian do uỷ ban quy định. Trong trường hợp cần nghe tŕnh bày, uỷ ban trọng tài sẽ thông báo trước cho các bên về thời gian và địa điểm. Nếu cần nghe nhân chứng tŕnh bày, ít nhất 15 ngày trước khi nghe, mỗi bên phải gửi cho uỷ ban trọng tài và bên kia bản danh sách ghi tên địa điểm của các nhân chứng, đói tượng và ngôn ngữ mà các nhân chứng sẽ tŕnh bày. Các buổi nghe tŕnh bày sẽ được tổ chức tại phòng làm việc của trọng tài viên , trừ trường hợp cá bên có thoả thuận khác. Uỷ ban trọng tài có thể yêu cầu nhân chứng náo đi ra ngoài trong khi những nhân chứng khác tŕnh bày. Uỷ ban trọng tài được quyền quyết định các thức lấy lờ khai nhân chứng, và sẽ xá định độ tin cậy, ý nghĩa, tầm quan trọng của từng chứng cứ xẽ được đưa ra.
·        Về áp dụng các biện pháp ngăn chặn tạm thời
Theo yêu cầu của một bên, uỷ ban trọng tài có thể thi hành bất kỳ biện pháp ngăn chặn tạm thời nhằm đảm bảo việc tiến hành tố tụng trọng tài bình thường. Các biện pháp tạm thời nói trên có thể được đưa ra dưới hình thức một quyết định tạm thơi.
·        Về chuyên gia
Uỷ ban trọng tài có thể chỉ địn một hay nhiều chuyên gia để xem xét về các vấn đề đặc biệt cần phải được xác định như yếu tố kỹ thuật, tính chát lư hoá của hàng hoá … các bên cần phải cung cấp cho chuyên gia bất kỳ thông tin hoặc tài liệu đồ vật nào có liên quan đến công việc điều tra của họ. Sau khi nhận được báo cáo của chuyên gia, uỷ ban trọng tài sẽ gửi bản sao cho các bên để họ giả thích bằng văn bản đối với báo cáo đó. Mỗi bên có quyền điều tra bất cứ tài liệu nào đă được chuyên gia sử dụng trong báo cáo và có quyền chấp vấn chuyên gia tại buổi ngh tŕnh bày.
·        Về sự vằng mặt tại uỷ ban trọng tài
            Nếu một bên mặc dù được thông báo đầy đủ nhưng không có mặt tại bổi nghe mà không có lư do chính đáng thì uỷ ban trọng tài vẫn tiến hành giải quyết. Nếu một bên, mặc dù đă được thông báo đầy đủ về việc phải xuất tŕnh chứng cứ bằng tài liệu nhưng không xuất tŕnh chứng cứ đó trong thời ga nhất định mà không có lý do chính đáng th́ uỷ ban trọng tài  sẽ ra quyết định trên cơ sớ chứng cứ hiện có.
·        Kết thúc xét xử
            Sau khi hỏi các bên không có thêm chứng cứ mới th́ uỷ ban trọng tài tuyên bố kết thúc buổi nghe tŕnh bày.( ở bất kỳ gia đoạn nào, trước khi ra quyết định, uỷ ban trọng tài tự mình hoặc theo yêu cầu của một bên ra quyết định, tổ chức lại các buổi nghe tŕnh bày nếu xét thấy cần thiết).
·        Tên trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
·        Địa điểm và ngày ra phán quyết
·        Họ và tên các trọng tài viên
·        Tên của các bên và những người tham gia vụ kiện
·        Đối tượng vụ tranh chấp và tóm tắt diễn biên sự việc
·        Quyết định về vụ kiện, về phí trọng tài và các chi phí khác
·         Cơ sở của các  quyết định trên
·        Chữ ký của các  trọng tài viên và của thư ký phiên họp.
( xem Điều 27 đến Điều 32 quy tắc tố tụng trọng tài quốc tế Việt Nam 2004)
Theo Điều 342, khoản 2, Bộ luật Tố tụng dân sự, “quyết định của trọng tài nước ngoài là quyết định được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam của trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật kinh doanh, thương mại, lao động”.
Khái niệm này đã tồn tại trong Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài năm 1995. Theo Điều 1 của Pháp lệnh, “Quyết định của trọng tài nước ngoài được hiểu là quyết định được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam của trọng tài do các bên thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thương mại. Quyết định của trọng tài nước ngoài còn bao gồm quyết định của trọng tài được tuyên tại lãnh thổ Việt Nam, nhưng không do trọng tài Việt Nam tuyên”. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam có thể có trọng tài viên quốc tịch nước ngoài. Những quyết định của trọng tài này không phải là quyết định của trọng tài nước ngoài vì, mặc dù có quốc tịch nước ngoài, những trọng tài này phán quyết trên danh nghĩa của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.
Trung tâm trọng tài nước ngoài có thể giải quyết tranh chấp tại Việt Nam. Trong trường hợp này, phán quyết của trọng tài là phán quyết của nước ngoài. Do đó, việc tiếp nhận phán quyết trọng tài được tiến hành như những quyết định của trọng tài nước ngoài.
Trước khi Bộ luật Tố tụng dân sự có hiệu lực, vấn đề thừa nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài được quy định tại Pháp lệnh về quyết định của trọng tài nước ngoài năm 1995. Hiện nay ở Việt Nam có hai hệ thống quy phạm liên quan đến việc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài. Hệ thống những quy phạm thứ nhất tồn tại trong Công ước New York mà chúng ta đã tham gia. Và hệ thống thứ hai là những quy định của BLTTDS. Hệ thống thứ hai có phạm vi điều chỉnh rộng hơn những quy định trong hệ thống thứ nhất. Bởi lẽ, theo quyết định của chủ tịch nước khi chúng ta tham gia Công ước, « Công ước chỉ áp dụng đối với công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài được tuyên tại lãnh thổ quốc gia là thành viên của Công ước này » (Điều 2 Quyết định số 453 ngày 28 tháng 7 năm 1995) trong khi đó những quy định của BLTTDS lại không có giới hạn như vậy.
Nhìn chung hai hệ thống này tương đối giống nhau. Tuy nhiên vẫn có những khác biệt. BLTTDS điều chỉnh quyết định trọng tài « giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật kinh doanh, thương mại, lao động » (Điều 342) trong khi đó công ước New York chỉ được áp dụng « đối với tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thương mại » (Điều 2 của Quyết định số 453). Hơn nữa, BLTTDS chỉ quy định là « Quyết định của trọng tài nước ngoài không được công nhận và cho thi hànhiệt Nam trong các trường hợp sau đây: a) Các bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực để ký kết quả thỏa thuận đó theo pháp luật được áp dụng cho mỗi bên (…). Quyết định của trọng tài nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, nếu tòa án Việt Nam xét thấy: b) Theo pháp luật Việt Nam, vụ tranh chấp không được giải quyết theo thể thức trọng tài; …»  (Điều 370). Ở đây BLTTDS không quy định là bên phải thi hành có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho những trường hợp không công nhận trong khi đó công ước thì tòa án từ chối công nhận và cho thi hành quyết định  trọng tài nước ngoài « chỉ khi nào bên phải thi hành chuyển tới cơ quan có thẩm quyền nơi việc công nhận và thi hành được yêu cầu bằng chứng rằng các bên của thỏa thuận (…) không có đủ năng lực …». Với cách quy định như trên, Công ước muốn hạn chế việc từ chối quyết định trọng tài nước ngoài: nếu bên phải thi hành không chứng minh được quyết định trọng tài thuộc một trường hợp không công nhận thì tòa án sẽ công nhận và cho thi hành. Còn với quy định của BLTTDS, tòa án có thể tự từ chối công nhận quyết định trọng tài nếu tự thấy quyết định thuộc một trong những trường hợp không công nhận. Ở đây, nguy cơ quyết định trọng tài có khả năng bị từ chối sẽ cao hơn khi áp dụng BLTTDS1.
Theo khoản 4, Điều 343, BLTTDS, “quyết định của trọng tài nước ngoài chỉ đối với thi hành tại Việt Nam sau khi được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành ở Việt Nam như thế nào? Sau khi giới thiệu một số nguyên tắc cơ bản về thủ tục công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam (2), chúng ta đi vào phân tích những điều kiện không chấp nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài ở Việt Nam .
Đây trước hết là biểu hiện của việc nghiêm chỉnh thi hành nghĩa vụ pháp lý quốc tế được Việt Nam cam kết trong các điều ước quốc tế, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên  trong quan hệ thương mại quốc tế vì đây được coi là một giai đoạn tố tụng đặc biệt nhằm giải quyết các xung đột luật và xung đột về quyền tài phán,và tôn trọng quyền tài phán của mỗi quốc gia.
            Trong trường hợp giữa Việt Nam và bên nước ngoài chưa có điều kiện ký kết các điều ước quốc tế thì việc công nhận và cho thi hành các bản án quyết định của toà án, trọng tài n­ước ngoài tại Việt Nam sẽ tạo tiền đề để các toà án nước ngoài công nhận và thi hành các bản án do toà án Việt Nam, trọng tài Việt Nam tuyên trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
            Việc xây dựng một cơ chế pháp lý hiệu quả để công nhận và cho thi hành các bản án của toà án nước ngoài, trọng tài nước ngoài chính là thể hiện thái độ nghiêm minh của pháp luật Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế, sự tôn trọng các chuẩn mực pháp lý quốc tế, không những tạo niềm tin cho các nhà kinh doanh về một môi trường pháp lý lành mạnh, hấp dẫn an toàn mà còn bảo vệ một cách hiệu quả quyền và lợi ích chính đáng của các thương nhân Việt Nam vì có thể thấy đây được coi là giai đoạn tố tụng cuối cùng có ý nghĩa quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp .
            Hiện nay, ở Việt Nam việc công nhận và thi hành các bản án, quyết định của tòa án nước ngoài được thực hiện căn cứ theo quy định tại các điều ước quốc tế và văn bản pháp luật trong nước, cụ thể là :
            Các điều ước quốc tế  quan trọng nhất phải kể đến việc Việt Nam  gia nhập và ký kết  công ước New –York 1958 về công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài. Nội dung công ước  quy định các nước thành viên phải công nhận các phán quyết trọng tài được đưa ra ngoài lãnh thổ của họ và các phán quyết không được coi là phán quyết trong nước của các nước thành viên.
            Tuy nhiên, trong quá trình ký kết và gia nhập công ước Việt Nam đã tuyên bố bảo lưu 3 điểm sau:
            - Thứ nhất, chỉ áp dụng công ước đối với việc công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài được tuyên tại lãnh thổ của quốc gia thành viên của công ước ; Đối với quyết định của trọng tài nước ngoài được tuyên tại quốc gia chưa tham gia công ước, công ước được áp dụng tại Việt Nam theo nguyên tắc có đi có lại.
            - Thứ hai, chỉ áp dụng công ước đối với tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật thương mại.
            - Thứ ba, mọi sự giải thích công ước trước cơ quan toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác phải tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
            Chính do những điểm bảo lưu nói trên nên việc thi hành và thực hiện công ước còn gặp nhiều bất cập vì theo quan điểm của Luật thương mại Việt Nam 1997 khái niệm “thương mại” bị hạn chế bởi 14 hành vi thương mại (điều 45),trong khi khái niệm này theo cách hiểu của các điều ước quốc tế là rất rộng, và do vậy đã hạn chế phần lớn số lượng các bản án, phán quyết có thể được công nhận tại Việt Nam.
            Các hiệp định song phương: Việt Nam đã ký kết được 15 hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý (hiện có 13 hiệp định đang có hiệu lực). Chế định công nhận và thi hành bản án quyết định của toà án nước ngoài trong các hiệp định tương trợ tư pháp thường tập trung vào các vấn đề sau: Phạm vi và công nhận và thi hành, điều kiện công nhận và thi hành, về nội dung đơn yêu cầu công nhận và thi hành, thủ tục công nhận và thi hành, việc chuyển tiền và tài sản để đảm bảo cho việc thi hành. Trong 13 hiệp định đang có hiệu lực thì có một số hiệp định  như hiệp định với Tiệp khắc cũ  năm  1982, với Bungari năm 1986, CHDCND Lào 1998, với Ucraina 2000, với cộng hoà Pháp năm 1999, với Liên bang Nga 1998, với Trung quốc năm 1998… đều quy định các nguyên tắc công nhận và thi hành các bản án quyết định của trọng tài phù hợp với các nguyên tắc của công ước New York 1958.
            Ngoài ra năm 2000 Việt Nam đã ký kết với  Hoa Kỳ Hiệp định thương mại song phương trong đó đã quy định các nguyên tắc cơ bản cho việc công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài trên lãnh thổ các nước ký kết trên cơ sở các nguyên tắc của công ước New-York năm 1958 (điều 4 mục 5) .
            Văn bản pháp luật trong nước, hiện nay, Việt Nam đã xây dựng được một số văn bản pháp lý sau:
- bộ Luật Tố tụng dân sự 2004
- Pháp lệnh công nhận trọng tài thương mại 2003
- Luật trọng tài thương mại 2010
- Luật thi hành án dân sự 2008
- Và một số văn bản khác.
            Đây được coi là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng cho việc công nhận và thi hành các bản án, quyết định của toà án, trọng tài nước ngoài.
Các quy định của pháp luật Việt Nam chủ yếu tập trung vào 3 vấn đề sau:
Toà án Việt Nam chỉ công nhận và cho thi hành bản án quyết định dân sự của toà án nước ngoài trong các trường hợp sau:
            Thứ nhất, việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự  được quy định trong các điều ước quốc tế mà  Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
            Thứ hai, việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định đó được quy định trong các văn bản pháp luật trong nước của Việt Nam (dù nước đó chưa ký kết điều ước quốc tế với Việt Nam về vấn đề này).
            Thứ ba, việc công nhận và cho thi hành bản án quyết định đó có thể được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.(đặc biệt đối với các quyết định của trọng tài nước ngoài có thể được toà án VN công nhận và cho thi hành trên cơ sở nguyên tắc này mà không yêu cầu phải có điều kiện ký kết tham gia điều ước quốc tế, điều 2 khoản 1 pháp lệnh 1995).
            Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng quy định rằng, bản án, quyết định của toà án và trọng tài nước ngoài sẽ được thi hành tại việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam sau khi đã được toà án Việt Nam công nhận hiệu lực pháp lý .
Theo Điều 365, khoản 1, BLTTDS, “gửi kèm theo đơn yêu cầu là các giấy tờ, tài liệu được quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Trong trường hợp điều ước quốc tế không quy định hoặc không có điều ước quốc tế liên quan thì kèm theo đơn yêu cầu phải có bản sao hợp pháp quyết định của trọng tài nước ngoài; bản sao hợp pháp thỏa thuận trọng tài của các bên về việc giải quyết tranh chấp có thể hoặc đã phát sinh giữa họ với nhau the thể thức trọng tài mà pháp luật của nước hữu quan quy định có thể giải quyết được theo thể thức đó”.
Khi xem xét việc thừa nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, cơ quan thẩm quyền của Việt Nam không xét xử lại vụ tranh chấp. Ở đây, quyết định nước ngoài có nội dung bất di, bất dịch và việc không xét lại này đã được Pháp lệnh năm 1995 và BLTTDS quy định.
Theo Điều 369, khoản 4, BLTTDS, “Hội đồng không xét xử lại vụ tranh chấp đã được trọng tài nước ngoài giải quyết mà chỉ kiểm tra, đối chiếu quyết định của trọng tài nước ngoài, các giấy tờ, tài liệu kèm theo với các quy định của Bộ luật này, các quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có liên quan để ra quyết định”. Và theo Điều 15, khoản 4 Pháp lệnh, “khi xét đơn yêu cầu, Hội đồng không xét xử lại vụ tranh chấp đã được trọng tài nước ngoài và giấy tờ kèm theo với quy định của Pháp lệnh này, các quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, để ra quyết định”.
Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài  nước ngoài phải được gửi đến Bộ tư pháp Việt Nam (Điều 364, khoản 1, BLTTDS). Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, các giấy tờ, tài liệu kèm theo, Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho tòa án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Bộ luật này. Trong trường hợp Bộ tư pháp đã chuyển hồ sơ cho tòa án mà sau đó lại nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho biết đang xem xét hoặc đã hủy bỏ, đình chỉ thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài thì Bộ tư pháp thông báo ngay bằng văn bản cho tòa án biết (Điều 366, BLTTDS).
Vì tòa án có thẩm quyền xem xét việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài ở Việt Nam nên chúng ta cần biết tòa án của nơi nào có thẩm quyền xem xét. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự theo lãnh thổ được xác định như sau: Tòa án nơi người phải thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành có trụ sở, nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài (Điều 25, khoản 2, e, BLTTDS hay Điều 4 Pháp lệnh thừa nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam). Trụ sở hay nơi cư trú của người phải thi hành có thể thay đổi. Trong thực tiễn pháp lý  thì trụ sở hay nơi cư trú để xác định tòa án lãnh thổ có thẩm quyền là trụ sở hay nơi cư trú vào thời điểm yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến quyết định đó của Tòa án Việt Nam (Điều 347, BLTTDS).
4.6. Những trường hợp không công nhận và thi hành các quyết định trọng tài
Điều 370 BLTTDS liệt kế những trường hợp mà quyết định của trọng tài nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Lý do không công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài có thể được chia thành các nhóm sau:
Theo Điều 370, khoản 1 điểm a, BLTTDS, quyết định của trọng tài nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam khi “các bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực để ký kết các thỏa thuận đó theo pháp luật được áp dụng cho mỗi bên”. Quy định này đã được ghi nhận trong Pháp lệnh năm 1995. theo Điều 16, khoản 1 điểm a của Pháp lệnh, quyết định của Trọn tài nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam khi “các bên ký kết thỏa thuận trọng tài nói tại khoản 1 Điều 11 của Pháp lệnh này, theo pháp luật được áp dụng cho mỗi bên, không có năng lực để ký kết thỏa thuận đó”. BLTTDS sử dụng cụm từ “ các bên ” không có năng lực. Song thiết nghĩ chỉ cần một bên không có năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài là quyết định không duoc95 thừa nhận tại Việt Nam.
Trong thực tế pháp lý một số nước, một số cá nhân hay tổ chức có thể ký kết thỏa thuận trọng tài trong quan hệ quốc tế nhưng không được ký kết thỏa thuận trọng tài trong quan hệ quốc nội. Ví dụ ở Pháp, nhà nước hay cơ quan nhà nước không được quyền ký kết thỏa thuận trọng tài trong quan hệ trong nước. Nhưng theo Tòa án tư pháp tối cao Pháp, nhà nước hay cơ quan nhà nước có khả năng ký kết thỏa thuận trọng tài trong quan hệ quốc tế. BLTTDS ghi là “năng lực “ ký hết thỏa thuận theo “pháp luật được áp dụng cho mỗi bên “ nhưng không biết là pháp luật điều chỉnh quan hệ quốc nội hay quan hệ quốc tế. Thiết nghĩ nên sử dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ quốc tế. Nếu pháp luật áp dụng cho bên A không cho bên A ký kết thỏa thuận trọng tài  trong quan hệ quốc nội nhưng cho phép  ký kết thỏa thuận trọng tài trong quan hệ quốc tế thì A có năng lực ký kết các thỏa thuận trọng tài theo Điều 370, khoản 1 –a, BLTTDS và, do đó, quyết định của trọng tài được công nhận và thi hành tại Việt Nam nếu các điều kiện khác được thảo mãn.
Bộ luật Tố tụng dân sự đề cập đến “năng lực để ký kết các thỏa thuận” mà không nói đến thẩm quyền ký kết các thỏa thuận trọng tài. Công ước New York cũng quy định như vậy. Bởi theo Điều V của Công ước, « việc công nhận và thi hành quyết định có thể bị từ chối, theo yêu cầu của bên phải thi hành quyết định có thể bị từ chối, theo yêu cầu của bên phải thi hành chỉ khi bên đó chuyển tới cơ quan có thẩm quyền nơi việc công nhận và thi hành được yêu cầu bằng chứng rằng các bên của thỏa thuận (…) không có đủ năng lực theo pháp luật đối với các bên, hoặc thỏa thuận nói trên không có giá trị theo luật mà các bên chịu sự điều chỉnh…».
Công ước New York không nêu cụ thể khái niệm « không có đủ năng lực ». Thông thường khái niệm này được hiểu trong các hệ thống pháp luật là không có năng lực đan sự hay năng lực hành vi. Tuy nhiên, khi xây dựng Công ước, về vấn đề này, các chuyên gia có đề cập đến pháp nhân và từ đó một số tác giả đã cho rằng khái niệm «không có đủ năng lực » bao gồm cả không có thẩm quyền đại diện. Đó là quy định trong Công ước, còn ở BLTTDS thì sao? BLTTDS là những quy định của Việt Nam mà trong pháp luật Việt Nam, năng lực là khả năng của ai đó làm việc gì cho mình trong khi đó thẩm quyền là khả năng của ai đó là việc gì cho mình trong khi đó thẩm quyền là khả năng của một ai đó thay mặt người khác thực hiện một hành vi pháp lý. Ví dụ, công ty thương mại A hoàn toàn có khả năng ký kết một thỏa thuận trọng tài nhưng liệu ông B, phó giám đốc của công ty, có thể thay mặt công ty ký một thỏa thuận trọng tài hay không là vấn đề thẩm quyền của ông B. Như vậy, năng lực dân sự và thẩm quyền đại diện là hai vấn đề khác nhau không nên nhầm lẫn. Sự khác nhau này còn được thể hiện trong một số văn bản. Cụ thể, BLDS có những quy định về năng lực dân sự (từ Điều 14 đến Điều 23) độc lập với những quy phạm về thẩm quyền đại diện (từ Điều 139 và tiếp theo). Sự khác nhau giữa năng lực dân sự và thẩm quyền đại diện còn được thể hiện tại Điều 10 Pháp lệnh trọng tài thương mại. Bởi theo khoản 2 của Điều 10 thì « thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong trường hợp người ký thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật » và theo khoản 3 «thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong trường hợp một bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có hành vi dân sự đầy đủ ».
Trong thực tế, nhiều thỏa thuận trọng tài được Phó giám đốc doanh nghiệp Việt Nam ký mà không có giấy ủy quyền của Giám đốc. Theo thực tiễn pháp lý Việt Nam, những thỏa thuận như trên là không hợp pháp. Do đó đây là lý do để từ chối công nhận và thi hành nhiều quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng căn cứ pháp lý cũng như laapjluaanj của tòa án có vẻ « gượng ép », lúng túng do văn bản không thực sự rõ ràng và đầy đủ như đã phên tích ở trên.
Để xác định thỏa thuận trọng tài có giá trị pháp lý hay không, BLTTDS quy định là phải xem xét vào pháp luật của nước mà các bên đã chịn để áp dddeerg hoặc theo pháp luật của nước nơi quyết định đã được tuyên, nếu các bên không chọn pháp luật áp dụng cho thỏa thuận đó. Theo Điều 370, khoản 1-b, BLTTDS, “quyết định của trọng tài nước ngoài cũng không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, nếu Tòa án Việt Nam xét thấy thỏa thuận trọng tài không có giá trị pháp lý theo pháp luật của nước mà các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo pháp luật của nước nơi quyết định đã được tuyên, nếu các bên không chọn pháp luật áp dụng cho thỏa thuận đó”.
Theo Điều 370, khoản d, BLTTDS, quyết định của trọng tài nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam khi “quyết định của trọng tài nước ngoài được tuyên về một vụ tranh chấp không được các bên yêu cầu giải quyết.
Ví dụ, tập đoàn A gồm các công ty con A1, A2, A3, A4. Công ty A1 và A2 ký kết một số hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài B. Trong một hợp đồng giữa B và A1 có thỏa thuận là mọi tranh chấp liên quan đến hợp đồng này được giải quyết thông qua trọng tài của nước mà B có trị sở. Đây là thỏa thuận trọng tài giữa A1 và B. Nhưng giữa B và A2 có tranh chấp liên quan đến một hợp đồng khác. B cho là A2 có quan hệ mật thiết với A1 nên dựa vào thỏa thuận trọng tài trên B đã đưa tranh chấp ra trọng tài để giải quyết. Vì A1 và A2 là hai công ty có tư cách pháp nhân khác nhau nên thỏa thuận trọng tài trên không có giá trị với A2 mặc dù A1 và A2 đều là công ty của tập đoàn A. Vậy quyết định trọng tài nước ngoài đã được tuyên về một vụ tranh chấp không được các bên yêu cầu giải quyết. Do đó sẽ không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
Điều 370, khoản d, BLTTDS đề cập đến trường hợp quyết định của trọng tài nước ngoài được tuyên về “một vụ tranh chấp không được các bên yêu cầu giải quyết”. Khái niệm “tranh chấp không được các bên yêu cầu giải quyết” xung cần được hiểu là trường hợp các bên có thỏa thuận trọng tài nhưng thỏa thuận không còn hiệu lực vì thời gian đã hết.
Theo Điều 370, khoản d, BLTTDS, quyết định của trọng tài nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam khi “quyết định của trọng tài nước ngoài được tuyên vượt quá yêu cầu của các bên ký kết thỏa thuận trọng tài.
Ví dụ, doanh nghiệp A Việt Nam và doanh nghiệp B nước ngoài ký hợp đồng mua bán. Trong hợp đồng các bên có thỏa thuận là mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng được giải quyết tại trọng tài nước ngoài. Trong hợp đồng còn quy định nếu A không trả tiền đúng thời hạn thì phải trả lãi. Trong thực tế, A đã không trả tiền đúng thời hạn và B yêu cầu A trả lại. Do hai bên không thống nhất được cách tính tiền lãi nên B yêu cầu trọng tài tính lãi từ ngày 30 tháng 05. Nhưng khi ra quyết định, trongjtaif tính lãi từ ngày 30 tháng 04. Các bên có thỏa thuận trọng tài về mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nên trọng tài có thẩm quyền để giải quyết về tính lãi do trả chậm vì đây là một tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Song, các bên chỉ yêu cầu tính tiền lãi từ ngày 30 tháng 05 năm trong khi đó trọng tài tính lãi từ ngày 30 tháng 04. Vậy trọng tài nước ngoài đã “vượt quá yêu cầu của các bên ký kết thỏa thuận trọng tài”. Do đó quyết định này không được công nhận và thi hành tại Việt Nam theo Điều 370, khoản d, BLTTDS.
Điều 370, khoản 1-d, BLTTDS còn quy định: “trong trường hợp có thể tách được phần quyết định về vấn đề đã được yêu cầu và phần quyết định về vấn đề không được yêu cầu giải quyết tại trọng tài nước ngoài thì phần quyết định về vấn đề được yêu cầu giải quyết có thể được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam”. Quy định này có thể được áp dụng với ví dụ vừa được nêu. Trọng tài vượt quá yêu cầu trong việc tính tiền lãi trong một tháng. Phần được yêu cầu có thể tách với phần không được yêu cầu: chúng ta bỏ lãi đi một tháng. Vậy, quyết định trọng tài trên vẫn được công nhận và thi hành ở Việt Nam đối với khoản lãi từ ngày 30 tháng 05. chỉ phần quyết định về khoản lãi từ ngày 30 tháng 04 đến 29 tháng 05 không được công nhận và thi hành tại Việt Nam.
Theo Điều 370, khoản 1-c, BLTTDS, “quyết định của Trọng tài nước ngoài cũng không được công  nhận và cho thi hành tại Việt Nam, nếu Tòa án Việt Nam xét thấy cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thi hành không được thông báo kịp thời và hợp thức về việc chỉ định trọng tài viên, về thủ tục giải quyết tranh chấp tại trọng tài nước ngoài hoặc vì nguyên nhân chính đáng khác mà không thể thực hiện được quyền tố tụng của mình.
Khi được thông báo nhưng vì một lý do chính đáng cá nhân, cơ quan tổ chức phải thi hành không thể thực hiện được quyền tố tụng của mình thì quyết định của trọng tài nước ngoài cũng không được thừa nhận và cho thi hành ở Việt Nam. Ví dụ, thời hạn được yêu cầu có mặt quá ngắn hay một bên có gian lận trong quá trình tranh tụng làm cho bên kia không thể thực hiện được quyền tố tụng của mình.
Phạm vi điều chỉnh của Điều 370, khoản 1-c, BLTTDS tương đối rộng và cũng có thể được áp dụng nếu trọng tài ra quyết định nhưng không ngha các bên trình bày quan điểm của mình.
Theo điều 370, khoản a-đ, BLTTDS,”quyết định của trọng tài nước ngoài cũng không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, nếu Tòa án Việt Nam xét thấy thành phần của trọng tài nước ngoài, thủ tục giải quyết tranh chấp của trọng tài nước ngoài không phù hợp với thỏa thuận trọng tài hoặc với pháp luật của nước nơi quyết định của trọng tài nước ngoài được tuyên, nếu thỏa thuận trọng tài không quy định về các vấn đề đó”. Quy định này cũng tồn tại trong Pháp lệnh. Cụ thể theo điểm d, khoản 1, Điều 16, « quyết định của trọng tài nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, nếu tổ chức, cá nhân phải thi hành có chứng cứ hợp pháp để Tòa án khẳng định rằng: Thành phần của trọng tài, thủ tục giải quyết tranh chấp của trọng tài không phù hợp với thỏa thuận trong tài hoặc với pháp luật của nước nơi quyết định của Trọng tài được tuyên, nếu thỏa thuận trọng tài không quy định về các vấn đề đó  ».
Thỏa thuận trọng tài có thể thiết lập một thủ tục tố tụng hay thành phần của trọng tài hay dẫn chiếu đến pháp luật của một nước cụ thể nào đó. Ví dụ các nên thỏa thuận là trọng tài giải quyết tranh chấp theo hai giai đoạn (giai đọn thứ nhất để xác định chất lượng sản phẩm và giai đoạn thứ hai để xác định thiệt hại). Nếu trọng tải không tôn trọng hai giai đoạn này, quyết định của họ không được thừa nhận và cho thi hành ở Việt Nam theo Điều 370, khoản 1-đ, BLTTDS trên.
+ Tranh chấp không được giải quyết trước trọng tài
Theo Điều 370, khoản 2-a, BLTTDS, “quyết định của trọng tài ncc ngoài cũng không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, nếu Tòa án Việt Nam xét thấy theo pháp luật Việt Nam, vụ tranh chấp không được giải quyết theo thể thức trọng tài”. Như vậy khi xem xét việc thừa nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài cần phải xem xét việc thừa nhận và thi hành phán quyết của trong tào nước ngoài cần phải xem theo pháp luật Việt Nam tranh chấp trên có được giải quyết theo thể thức trọng tài không.
Theo Điều 3 khoản 1, Pháp lệnh trọng tài, “tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài, nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài” và Điều 10, khoản 1 của Pháp lệnh “tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại được quy định tại khoản 3 điều 2 của Pháp lệnh này”. Như vậy, chỉ những tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại mới có thẻ được giải quyết trước trọng tài1. Chúng ta đã gia nhập công ước New York ngày 10/6/1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài. Công ước này thừa nhận giá trị pháp lý của thỏa thuận chọn trọng tài nhưng giới hạn tranh chấp thương mại. Cụ thể, theo Điều 2 Quyết định số 453 của Chủ tịch nước ngày 28 tháng 7 năm 1995 tham gia Công ước về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài của liên hợp quốc đã được thông qua tại New York ngày 10/6/1958, « sẽ chỉ áp dụng Công ước đối với tranh chấp phát sinh từ các quan hệ Luật thương mại. Mọi việc giải thích Công ước trước tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam ».

Theo pháp luật Việt Nam, những tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại mới có thể được giải quyết trước trọng tài. Tuy nhiên, việc xác định tranh chấp có phải là tranh chấp thương mại trong thực tế không đơn giản1.
Ngày nay phạm vi những tranh chấp có thể được giải quyết bằng phương thức trọng tài đã được mở rộng ở Việt Nam. Khái niệm “hoạt động thương mại” trong Pháp lệnh về trọng tài “được hiểu theo nghĩa rộng, hiện đại, so với cách hiểu trong Luật thương mại năm 1997, tương thích với quan niệm về các hành vi thương  mại trong Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Luật mẫu của liên hợp quốc về trọng tài (UNCITRAL Model Law)”2.
Cụ thể, theo Điều 2, khoản 3, Pháp lệnh trọng tài thương mại, “hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện,d đại lý thương mại; ký gửi, thuê, cho thuê, thuê mua, xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò,khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật”.
+ Trái với nguyên tắc cơ bản của Việt Nam
Theo Điều 370, khoản 2-b, BLTTDS, “quyết định của trọng tài nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, nếu tòa án Việt Nam xét thấy việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, nếu tòa án Việt Nam xét thấy việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Quy định này đã được ghi nhận tại điểm b, khoản 2 Điều 16 Pháp lệnh năm 1995 và được Tòa án áp dụng để từ chối quyết định của trọng tài nước ngoài. Trong thực tế, không hiếm trường hợp tòa án đã từ chối quyết định trọng tài nước ngoài với lý do việc công nhận này tái với nguyên tắc cơ bản của Việt Nam.
+  Quyết định trọng tài bị đình chỉ, hủy bỏ và có đi có lại
Theo Điều 370, khoản 1 – g, BLTTDS, “quyết định của trọng tài nước ngoài cũng không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, nếu tòa án Việt Nam xét thấy quyết định của trọng tài nước ngoài bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi quyết định đã được tuyên hoặc của nước có pháp luật đã được áp dụng hủy bỏ”. Quy định này nhắc lại điều V, khoản 1 điểm e Công ước New York về công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài.
Với quy định như trên, pháp luật nước ta khác với pháp luật của Cộng hòa Pháp. Bởi lẽ trong danh sách những trường hợp không công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Pháp, trường hợp nêu vừa rồi không tồn tại. Tòa án tối cao Pháp thường xuyên nhắc rằng việc quyết định trọng tài bị hủy bỏ ở nước nơi quyết định được tuyên không làm ảnh hưởng tới việc thừa nhận và cho thi hành quyết định này tại Pháp. Chẳng hạn, trong một bản án ngày 29 tháng 6 năm 2007, Phòng dân sự số 1 Tòa án Tối cao đã cho rằng việc quyết định của trọng tài Anh bị hủy tại Anh không làm cản trở cho việc công nhận quyết định này ở Pháp. Pháp và nước ta đều là thành viên của Công ước New York về công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài. Tại sao lại có sự khác nhau như vậy? Sự khác nhau nhưng không trái với Công ước New York về công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài được giải thích như sau: Danh sách những trường hợp không công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài ở Pháp hẹp hơn danh sách của Công ước và ví dụ trên đã cho thấy điều này. Như vậy, việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài sẽ dễ dàng hơn theo quy định của Pháp so với những quy định của Công ước trong khi đó theo Điều VII, khoản 1 Công ước New York  thì bên yêu cầu công nhận không bị tước quyền viện dẫn những quy định này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho họ trong việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài. Ví dụ trên cho thấy các nhà làm luật của Pháp “cởi mở” hơn nhà làm luật Việt Nam trong lĩnh vực công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài. Họ đã giảm những trường hợp không công nhận quyết định trọng tài nước ngoài.
Ở một số nước như Bỉ, Thụy Sỹ, Thụy Điển một số quyết định trongjtaif không thể bị yêu cầu hủy (theo pháp luật hay theo thỏa thuận của các bên). Trong trường hợp này, chúng ta có công nhận quyết định trọng tài không? Quy định trên chỉ cho phép không công nhận quyết định trọng tài khi quyết định trọng tài không có khả năng bị hủy ở nước ngoài sẽ không bị hủy bỏ nên điều kiện để không công  nhận không được thỏa mãn. Do đó chúng ta buộc phải công nhận.
Theo Điều 370, khoản 1-g, BLTTDS, “quyết định của trọng tài nước ngoài cũng không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, nếu Tòa án Việt Nam xét thấy quyết định của trọng tài nước ngoài bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi quyết định đã được tuyên hoặc của nước có pháp luật đã được áp dụng đình chỉ thi hành”. Quy định này nhắc lại Điều V, khoản 1 điểm e Công ước New York về công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài.
Khi Quyết định trọng tài bị yêu cầu tuyên bố hủy thì, theo pháp luật nhiều nước, quyết định này chưa có hiệu lực thi hành. Trong trường hợp này quyết định có được coi là bị « đình chỉ thi hành » hay không? Thiết nghĩ là không. Nếu chúng ta không công nhận vì quyết định đang trong quá trình xét đơn hủy quyết định trọng tải chúng ta sẽ tăng  ý định của bên phải thi hành tiến hành yêu càu hủy quyết định trọng tài chỉ với mục đích làm cản trở việc công nhận và cho thi hành ở Việt Nam.
Tuy nhiên, trong trường hợp này chúng ta nên cho phép Tòa án có thể tạm thời không cho thi hành quyết định trọng tài nếu hoàn cảnh cho phép thấy rằng quyết định  đó có nhiều nguy cơ bị hủy ở nước ngoài. Đồng thời tòa án có thể buộc bên phải thi hành cung cấp những biện pháp hợp lý nhằm đảm bảo việc thi hành. Ở đây, chúng ta cho tòa án quyền quyết định chứ không phải cho một bên quyền yêu cầu tòa án tạm đình chỉ. Nói một cách khác, việc quyết định tạm đình chỉ thi hành thuộc về tòa án và không phụ thuộc vào một bên đương sự để tránh trường hợp họ lợi dụng kéo dài vụ việc. Đây cũng là quy định trong Công ước New York  năm 1958 mà chúng ta là thành viên. Cụ thể, theo Điều 6 của Công ước, « nếu cơ quan có thẩm quyền nêu ở điều V mục 1 (e) nhận được yêu cầu hủy hoặc đình chỉ một quyết định thì, trong trường hợp cho rằng là hợp lý, thì cơ quan nơi sẽ thi hành quyết định có thể hoãn cho thi hành quyết định trọng tài, nếu được bên yêu cầu thi hành đề nghị thì cơ quan nơi sẽ thì hành đó buộc bên kia cung cấp những bảo đảm thích hợp.
Ngoài ra, Điều 370, khoản 1 điểm e, BLTTDS còn quy định: “quyết định của trọng tài nước ngoài cũng không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, nếu Tòa án Việt Nam xét thấy quyết định của trọng tài nước ngoài chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên”. Đây cũng là quy định được nêu tại Điều IV, Công ước New York . Tuy nhiên, BLTTDS lại không cho biết khi nào “quyết định của trọng tài nước ngoài chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên”. Việc quyết định trọng tài có thể bị yêu cầu hủy ở nước ngoài có làm cho “quyết định nước ngoài chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên”. Việc quyết định trọng tài có thể bị yêu cầu hủy ở nước ngoài có làm cho “quyết định nước ngoài chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên” không? Theo thực tiễn pháp lý áp dụng Công ước New York ở Ý hay ở Pháp thì việc quyết định trọng tài bị yêu cầu tuyên bố vô hiệu ở nước ngoài không là cơ sở đủ để cho rằng quyết định chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên. Một quyết định trọng tài có thể là có hiệu lực theo pháp luật Việt Nam nhưng không có hiệu lực theo pháp luật nước ngoài. Vậy phải xác định việc có hiệu lực này theo pháp luật nước nào. Thiết nghĩ là nên xác định theo pháp luật nước ngoài, nơi quyết định được tuyên. Đây cũng là thực tế xét xử ở Thụy Sỹ, Pháp khi áp dụng Công ước New York .
Cần lưu ý là, theo Điều 343, khoản 3 BLTTDS, “quyết định của trọng tài nước ngoài cũng có thể được Tòa án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi có lại  mà không đòi hỏi Việt Nam và nước đó phải ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề đó”1.
Liên quan đến việc hủy quyết định trong tài Việt Nam, chúng ta thấy Pháp lệnh trọng tài quy định các bên được quyền đưa tranh chấp ra trước tòa. Đối với trường hợp quyết định trọng tài không được công nhận, BLTTDS không có quy định về hậu quả của việc này.
Tuy nhiên, chúng ta đã gia nhập Công ước New York ngày 10/6/1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài và thoe Điều II của Công ước,  « khi nhận được đơn kiện về một vấn đề mà đối với vấn đề đó các bên đã có thỏa thuận theo nội dung của điều này, theo yêu cầu của một bên tòa án của một Quốc gia thành viên sẽ đưa các bên tới trọng tài, trừ khi tòa án thấy rằng thỏa thuận dó không còn hiệu lực, không hiệu quả hoặc không có khả năng được áp dụng».
Như vậy, tòa án hướng tới các bên tới trọng tài khi các bên có thỏa thuận trọng tài trừ khi tòa án thấy rằng thỏa thuận đó không còn hiệu lực, không hiệu quả hoặc không có khả năng áp dụng. Do đó, nếu quyết định trọng tài không được công nhận và cho thi hành bởi những lý do không liên quan đến thỏa thuận không còn hiệu lực, không hiệu quả hoặc không có khả năng được áp dụng, thì tòa án hướng các bên tới trọng tài mà các bên đã lựa chọn. Còn đối với những lý do không công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài phát sinh từ việc thỏa thuận không còn hiệu lực, không hiệu quả hoặc không có khả năng được áp dụng thì tòa án chấp nhận thẩm quyền.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét